Chủ thể của hợp đồng thương mại: quyền và nghĩa vụ

Hợp đồng thương mại ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ thể hợp đồng thương mại  là các đối tượng nào? Quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng thương mại khi giao kết hợp đồng thương mại? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Chủ thể của hợp đồng thương mại.

1. Hợp đồng thương mại là gì?

Theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy có thể hiểu đơn giản hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trong lĩnh vực thương mại. 

Lĩnh vực hoạt động thương mại được hiểu là  hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

  • Hoạt động mua bán hàng hóa, 
  • Hoạt động cung ứng dịch vụ, 
  • Hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại 
  • Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

2. Chủ thể hợp đồng thương mại gồm các đối tượng nào? 

Chủ thể của hợp đồng thương mại có tính đặc thù, có thể là cá nhân cũng có thể là các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào hoạt động thương mại trên thị trường. 

Chủ thể của hợp đồng thương mại thường là các thương nhân, có những quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định trong hợp đồng và pháp luật Việt Nam. Việc hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ này là vô cùng quan trọng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có đặc điểm sau:

  • Có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
  • Có quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

Lưu ý: Đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại để bảo đảm lợi ích quốc gia. Cơ quan chính phủ sẽ là người quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng thương mại

Khi giao kết hợp đồng thương mại chủ thể của hợp đồng thương mại có quyền và nghĩa vụ thực hiện theo thỏa thuận đã giao kết, đảm bảo không trái pháp luật, nguyên tắc đạo đức.

Quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng thương mại.

3.1 Quyền của chủ thể hợp đồng thương mại 

Bên cạnh các quyền mà các chủ thể hợp đồng thương mại đã thỏa thuận với nhau thì còn có các quyền chung được pháp luật quy định và bảo hộ. Cụ thể:

  • Quyền tự do giao kết hợp đồng: Các chủ thể có quyền tự do thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng, miễn là không trái với pháp luật, đạo đức, văn hóa tập tục.
  • Quyền yêu cầu các chủ thể tham gia hợp đồng thực hiện hợp đồng: Mỗi chủ thể tham gia hợp đồng đều có quyền yêu cầu chủ thể còn lại thực hiện đúng các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Quyền chấm dứt hợp đồng: Trong một số trường hợp, các chủ thể có quyền chấm dứt hợp đồng (bao gồm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng) theo quy định của pháp luật hoặc chấm dứt hợp đồng thương mại thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại: Nếu một bên vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại cho bên kia, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường.

3.2 Nghĩa vụ chung đối với chủ thể của hợp đồng thương mại

Song song với quyền hạn thì các chủ thể của hợp đồng thương mại sẽ phải thực hiện nghĩa vụ kèm theo. Ngoài những nghĩa vụ được thỏa thuận riêng trong các hợp đồng thương mại thì có các nghĩa vụ chung gồm có:

  • Nghĩa vụ hợp tác: Sau khi giao kết hợp đồng các chủ thể hợp đồng có nghĩa vụ hợp tác với nhau để thực hiện hợp đồng một cách hiệu quả.
  • Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng: Mỗi bên phải thực hiện đúng, đầy đủ trong thời gian quy định như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Nghĩa vụ cung cấp thông tin: Các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp cho nhau những thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực về mình và đối tượng của hợp đồng.
  • Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật: tất cả các hoạt động liên quan đến hợp đồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

3.3 Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 7, Luật Thương mại quy định:

“Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”

Như vậy, trường hợp chủ thể giao kết hợp đồng thương mại là thương nhân thì thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nắm rõ về chủ thể của hợp đồng thương mại, quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng thương mại. Các cá nhân, đơn vị trước khi giao kết hợp đồng cần tìm hiểu kỹ chủ thể hợp đồng và các quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao kết, hợp tác kinh doanh để tránh được rủi ro và bảo vệ lợi ích của các bên. Tham khảo nhiều thông tin tại https://baohiemxahoidientu.edu.vn/.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.