Chữ ký số token đang trở thành một công cụ quen thuộc trong giao dịch điện tử, giúp đảm bảo tính bảo mật và hợp pháp cho các văn bản điện tử. Tuy nhiên, như mọi công nghệ khác, chữ ký số token cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những yếu tố này để đưa ra quyết định phù hợp.
Ưu và nhược điểm của chữ ký số Token.
1. Có các loại chữ ký số nào?
Hiện nay có 4 loại chữ ký số khác nhau mà cá nhân, doanh nghiệp thường thấy, bao gồm:
- Chữ ký số Token: Chữ ký số được lưu trữ trên một thiết bị vật lý nhỏ gọn, tương tự như một chiếc USB (được gọi là USB Token). Khi cần ký, người dùng phải cắm USB Token vào máy tính và nhập mật khẩu để xác thực.
- Chữ ký số Smartcard: Là loại chữ ký số được thiết lập sẵn trên SIM do các nhà mạng nghiên cứu phát triển, có thể giúp người dùng sử dụng trên thiết bị di động nhanh chóng.
- Chữ ký số HSM (Hardware Security Module): Là loại chữ ký số điện tử sử dụng công nghệ HSM để lưu trữ cặp khóa điện tử và sử dụng các giao thức mạng để truyền nhận và xử lý lệnh ký. Về hình thức, HSM được sản xuất dưới dạng một card PCI cắm vào máy tính hoặc là một thiết bị phần cứng độc lập có kết nối internet.
- Chữ ký số từ xa (Cloud Signature): là giải pháp ký số kiểu mới sử dụng công nghệ đám mây (cloud-based) để ký số mà không cần sử dụng thêm bất kỳ thiết bị phần cứng nào.
Mỗi loại chữ ký số có đặc điểm riêng, có ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo đó, cá nhân và doanh nghiệp căn cứ vào ưu nhược điểm của từng loại chữ ký số kết hợp với nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại chữ ký phù hợp.
2. Ưu và nhược điểm của chữ ký số Token
Chữ ký số Token là loại chữ ký số được cá nhân sử dụng phổ biến hiện nay. Phần lớn việc lựa chọn chữ ký số Token dựa trên nhu cầu ký số cùng với giá cả của loại chữ ký số này.
2.1 Ưu điểm của chữ ký số Token
Ưu điểm của chữ ký số Token:
- Đảm bảo an toàn: Chữ ký số Token đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật về chữ ký số.
- Bảo mật cao: Chữ ký số token được mã hóa bằng các thuật toán hiện đại, giúp đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối cho dữ liệu.
- Tính pháp lý cao: Chữ ký số token có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký viết tay, được công nhận và sử dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử.
- Chi phí sử dụng: Chữ ký số token là chữ ký số có giá thành rẻ, phù hợp với kế hoạch tài chính của nhiều cá nhân, đơn vị.
- Thuận tiện: Chữ ký số Token có kích thước nhỏ gọn có thể mang đi bất cứ đâu. Người dùng có thể thực hiện ký số mọi lúc mọi nơi với thiết bị máy tính, laptop iPad có kết nối internet.
2. Nhược điểm của chữ ký số Token
Bên cạnh các ưu điểm thì chữ ký số Token vẫn có các nhược điểm. Tuy nhiên các nhược điểm này đều không phải vấn đề lớn.
- Chi phí đầu tư ban đầu: Ngoài chi phí sử dụng chữ ký số người dùng cần có chi phí mua Token (chi phí tùy từng nhà cung cấp) chi phí giao động khoảng từ 300.000 – 500.000 đồng/1 USB Token. Trường hợp hỏng bắt buộc phải mất phí mua Token mới.
- Thiết bị Token là thiết bị tách rời: Người dùng bắt buộc phải mang theo Token khi muốn ký số. Có thể gặp phải rủi ro mất Token nếu không cất giữ cẩn thận.
- Có kiến thức sử dụng và bảo vệ thiết bị Token: Cần có kiến thức nhất định để sử dụng chữ ký số token một cách hiệu quả, hạn chế hỏng, lỗi Token.
3. Căn cứ vào nhu cầu thực tế để lựa chọn chữ ký số Token hay không?
Chữ ký số Token phù hợp với người dùng là cá nhân, hoặc tổ chức. Tuy nhiên, để quyết định có nên sử dụng chữ ký số Token hay không cần căn cứ vào nhu cầu của từng cá nhân đơn vị.
Cân nhắc các yếu tố ưu, nhược điểm để lựa chọn chữ ký số Token.
Cụ thể người dùng cân nhắc các yếu tố sau:
- Nguồn quỹ cho sử dụng chữ ký số: Phù hợp với doanh nghiệp có nguồn quỹ chi cho chữ ký số ở mức hạn chế (cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ).
- Mức độ ký số nhiều hay ít: Chữ ký số có thể thực hiện ký số cùng một lúc cho nhiều văn bản, giấy tờ.
- Cần thực hiện ký số tại nhiều điểm hay không: Trường hợp cần ký số tại nhiều điểm khác nhau không nên dùng chữ ký số Token.
- Mức độ bảo mật chữ ký số có yêu cầu cao không: Phù hợp với nhu cầu bảo mật và pháp lý cao.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng chữ ký số với tần suất thấp, hoặc không quá quan tâm đến tính bảo mật cao, bạn có thể cân nhắc các hình thức chữ ký số khác như chữ ký số trên điện thoại hoặc chữ ký số đám mây.
4. Khi sử dụng chữ ký số Token cần lưu ý gì
Khi sử dụng chữ ký số Token người dùng cần lưu ý sau:
- Chọn nhà cung cấp uy tín: Lựa chọn nhà cung cấp chữ ký số Token uy tín được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép để đảm bảo chất lượng dịch vụ và bảo mật thông tin.
- Bảo quản Token cẩn thận: Cất giữ token ở nơi an toàn, tránh nơi ẩm thấp, dính nược hoặc va đập dẫn đến bị mất, hoặc bị hư hỏng.
- Cập nhật phần mềm thường xuyên: Cập nhật phần mềm chữ ký số để đảm bảo hoạt động ổn định và khắc phục các lỗ hổng bảo mật.
- Có kiến thức sử dụng chữ ký số Token: Người dùng cần tìm hiểu hướng dẫn sử dụng chữ ký số Token mà nhà cung cấp đưa ra để sử dụng chữ ký số an toàn, hiệu quả.
Chữ ký số Token là một trong những chữ ký số có tính ứng dụng cao, được cá nhân, doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử. Ngoài các ưu điểm chữ ký số Token vẫn có các nhược điểm người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trước khi quyết định sử dụng. Tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích tại https://baohiemxahoidientu.edu.vn/