Công chứng hợp đồng lao động là một bước quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý và sự minh bạch của các thỏa thuận lao động cũng như hạn chế những rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng. Vậy công chứng hợp đồng lao động được thực hiện ở đâu và cần lưu ý những yêu cầu gì khi thực hiện? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin chi tiết để giải đáp các thắc mắc trên.
1. Công chứng hợp đồng lao động là gì?
Trước khi tìm hiểu về công chứng hợp đồng lao động, hãy cùng tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến công chứng theo giải thích tại Điều 2, Luật công chứng 2014 như sau:
- Công chứng là việc chứng nhận tính hợp pháp và xác thực của giao dịch dân sự, hợp đồng bằng văn bản; tính chính xác, không trái đạo đức xã hội và hợp pháp của bản dịch các văn bản hay giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại. Việc công chứng các văn bản, giấy tờ này là do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng hoặc pháp luật có quy định phải công chứng.
- Việc công chứng được thực hiện bởi công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng. Cụ thể, công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật và được bổ nhiệm hành nghề công chứng bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Như vậy, công chứng hợp đồng lao động có thể hiểu là việc công chứng viên chứng nhận tính hợp pháp và xác thực của hợp đồng lao động bằng văn bản.

Nơi công chứng hợp đồng lao động hợp pháp
2. Công chứng hợp đồng lao động ở đâu?
Công chứng hợp đồng lao động được thực hiện ở các tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
2.1 Phòng công chứng
Đây là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, được thành lập bởi nhà nước. Phòng công chứng cung cấp các dịch vụ công chứng và có quyền công chứng các loại hợp đồng, giao dịch theo pháp luật.
2.2 Văn phòng công chứng
Đây là tổ chức hành nghề công chứng do công chứng viên thành lập theo mô hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, cung cấp dịch vụ công chứng theo yêu cầu của khách hàng.
>>> xem thêm: hợp đồng điện tử, phần mềm hợp đồng điện tử.
2.3 Danh sách một số Phòng, Văn phòng công chứng phổ biến:
– Tại Hà Nội:
Tên văn phòng công chứng | Địa chỉ | Giờ làm việc |
VPCC Hoàng Giang Linh | 37 Ngõ 45 Đ.Trần Thái Tông, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy | Thứ 2 – Thứ 7: 08:00–17:30 |
VPCC Đào & Đồng Nghiệp | 369 Đ.Nguyễn Trãi, P.Thanh Xuân Nam, Q.Thanh Xuân | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–17:00; Thứ 7: 08:00–17:00 |
VPCC Phùng Quân | 199 Đ.Trung Kính, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:30–17:30; Thứ 7: 08:00–12:00 |
VPCC Hoàng Mai | 1253 Đ.Giải Phóng, P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai | Thứ 2 – Thứ 6: 07:30–11:30, 13:30–17:00; Thứ 7: 07:30–11:30 |
VPCC Nguyễn Trung Tín (Thái Hà) | 148 Đ.Thái Hà, P.Trung Liệt, Q.Đống Đa | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:30–17:30; Thứ 7: 08:00–12:00 |
VPCC Đông Đô | 101 Đ.Ngụy Như Kon Tum, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:30–17:30; Thứ 7: 08:00–12:00 |
Phòng Công Chứng Số 4 TP.Hà Nội | Tòa N4D, 50 Đ. Lê Văn Lương, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân | Thứ 2 – Thứ 6: 08:30–11:30, 13:30–16:30 |
VPCC Nguyễn Huệ | 165 Giảng Võ, P.Cát Linh, Q.Đống Đa | Thứ 2 – Chủ Nhật: 08:00–12:00, 13:30–18:30 |
VPCC Lê Dung | Số 374-376 Đê La Thành, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–11:30, 13:30–17:30; Thứ 7: 08:00–11:30 |
VPCC Vạn Xuân | Số 48 Giang Văn Minh, P.Đội Cấn, Q.Ba Đình | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:30–17:30; Thứ 7: 08:00–12:00 |
– Tại thành phố Hồ Chí Minh:
Tên văn phòng công chứng | Địa chỉ | Giờ làm việc |
VPCC Lê Văn Dũng | 112 Trương Văn Bang, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:30–17:00;Thứ 7: 08:00–12:00 |
VPCC Thủ Thiêm | 158 Trần Não, P.Bình An, Q.2, TP.Thủ Đức | Thứ 2 – Thứ 6: 07:30–12:00, 13:30–17:30;Thứ 7: 07:30–12:00 |
VPCC Văn Thị Mỹ Đức | 47E Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:00–17:00;Thứ 7: 08:00–12:00 |
VPCC Nguyễn Thành Hưng | 04 Trần Quang Diệu, P.13, Q.3, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–17:00;Thứ 7: 08:00–16:00 |
VPCC Phạm Xuân Thọ | 240 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 07:30–11:30, 13:30–17:30; Thứ 7: 07:30–11:00 |
VPCC Bến Nghé | 31 Lê Thạch, P.13, Q.4, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 07:30–17:00;Thứ 7: 07:30–11:30 |
VPCC Quận 8 | 13 Đường 817A Tạ Quang Bửu, P.5, Q.8, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 07:30–17:00;Thứ 7: 07:30–11:30 |
VPCC Thịnh Vượng | 40 Nguyễn Văn Của, P.13, Q.8, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:00–17:00;Thứ 7: 08:00–12:00 |
VPCC Mai Việt Cường | 236 Cao Thắng, P.12, Q.10, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 07:30–11:30, 13:00–17:00;Thứ 7: 07:30–11:30 |
VPCC Đặng Văn Khanh | 351/99 Lê Đại Hành, P.13, Q.11, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 07:30–11:30, 13:30–17:00;Thứ 7: 07:30–11:30 |
Phòng Công chứng Số 5 | 278 Nguyễn Văn Nghi, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 07:30–11:30, 13:00–17:00;Thứ 7: 07:30–11:30 |
VPCC Nguyễn Thị Ngọc Bích | 672A, 48–49 Phan Văn Trị, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–17:00;Thứ 7: 08:00–12:00 |
VPCC Dương Đức Hiếu | 261F Nguyễn Văn Trỗi, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:30–17:30;Thứ 7: 08:00–12:00 |
VPCC Huỳnh Ngọc Minh | 176 Phan Xích Long, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:30–17:30;Thứ 7: 08:00–12:00 |
VPCC Lê Thị Phương Liên | 116 Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 08:00–12:00, 13:30–17:30; Thứ 7: 08:00–12:00 |
VPCC Ninh Thị Hiền | 367-367A Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM | Thứ 2 – Thứ 6: 07:30–11:30, 13:00–17:00; Thứ 7: 07:30–11:30 |

Điều kiện công chứng hợp đồng lao động
3. Yêu cầu đối với người công chứng hợp đồng lao động
Khi đi công chứng hợp đồng lao động, người yêu cầu công chứng cần lưu ý một số điều kiện quy định tại Điều 47, Luật công chứng 2014 như sau:
- Nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự.
- Nếu là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó. Người yêu cầu công chứng cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc công chứng và phải đảm bảo tính chính xác cũng như hợp pháp của các giấy tờ này.
- Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không thể đọc, nghe, ký tên, điểm chỉ hoặc thuộc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, việc công chứng bắt buộc phải có sự hiện diện của người làm chứng.
- Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
- Người làm chứng được mời bởi người yêu cầu công chứng; nếu người yêu cầu không thể mời người làm chứng, công chứng viên sẽ tiến hành chỉ định.
- Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.
- Người phiên dịch phải từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.
- Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Có thể thấy,công chứng hợp đồng lao động không chỉ là một thủ tục pháp lý mà còn là công cụ để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động. Việc nắm rõ địa điểm công chứng, các tổ chức hành nghề uy tín và những yêu cầu pháp lý cần thiết sẽ giúp quá trình công chứng diễn ra thuận lợi và chính xác. Hy vọng những thông tin do BHXH cung cấp sẽ hữu ích trong việc thực hiện công chứng hợp đồng lao động của bạn.