Hợp đồng góp vốn là gì? Tại sao cần ký hợp đồng góp vốn

Góp vốn là một trong những hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh. Ký hợp đồng góp vốn trở thành thủ tục quan trọng không thể thiếu. Vậy, hợp đồng góp vốn là gì? Tại sao cần ký hợp đồng góp vốn. 

1. Hợp đồng góp vốn là gì? Các loại hợp đồng góp vốn phổ biến

Hợp đồng góp vốn được được các cá nhân, doanh nghiệp và đơn vị sử dụng phổ biến trong kinh doanh. 

Tìm hiểu hợp đồng góp vốn là gì, các loại hợp đồng góp vốn.

1.1 Hợp đồng góp vốn là gì?

Hợp đồng theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng góp vốn được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quyền, nghĩa vụ về đóng góp  tài sản (có thể là tiền, vàng, tài sản khác) nhằm thực hiện một mục tiêu chung, thường là thành lập doanh nghiệp hoặc đầu tư vào một dự án kinh doanh.

1.2 Các loại hợp đồng góp vốn phổ biến

Các loại hợp đồng góp vốn phổ biến gồm có:

  • Hợp đồng góp vốn thành lập công ty: Các bên góp vốn tạo thành vốn điều lệ và thành lập công ty.
  • Hợp đồng góp vốn điều lệ công ty: Góp vốn nhằm tăng vốn điều lệ phục vụ mục đích lên sàn chứng khoán hoặc mục đích khác.
  • Hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh: Các bên cùng góp vốn để kinh doanh nhưng không thành lập công ty.

Hợp đồng góp vốn thường được ký kết giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp các tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cá nhân với cá nhân với nhau.

>>> Xem thêm: hợp đồng điện tử, phần mềm hợp đồng điện tử

2. Tại sao cần ký hợp đồng góp vốn?

Tài sản là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc tồn tại của doanh nghiệp hoặc quyết định việc có đủ kinh phí để duy trì hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp không, có đảm bảo việc thực hiện mục tiêu chung được hay không.

Hợp đồng góp vốn có ý nghĩa quan trọng:

  • Xác định rõ ràng trách nhiệm góp vốn: Hợp đồng xác định rõ quyền và nghĩa vụ góp vốn của các bên tham gia, bao gồm: tài sản góp, số lượng góp, thời hạn góp… tránh tranh chấp sau này.
  • Là căn cứ giải quyết tranh chấp: Khi có tranh chấp hợp đồng góp vốn là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp trước pháp luật.
  • Tạo sự tin tưởng: Việc ký hợp đồng góp vốn sẽ đảm bảo cho việc thực hiện trên phương diện pháp lý, theo đó tạo sự tin tưởng cho mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các bên.
  • Phân chia lợi nhuận: Quy định cụ thể cách thức phân chia lợi nhuận và chịu lỗ.
  • Quản lý tài sản: Trong hợp đồng góp vốn quy định định cách thức quản lý tài sản chung.

3. Nội dung của hợp đồng góp vốn 

Hiểu rõ hợp đồng góp vốn là gì, tại sao phải giao kết hợp đồng góp vốn sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ lợi ích của mình. Mặt khác tránh các rủi ro như hủy hợp đồng, không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng.

Nội dung hợp đồng góp vốn.

Hợp đồng góp vốn cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Thông tin các bên tham gia: Tên, địa chỉ, thông tin liên hệ của các bên tham gia góp vốn.
  • Mục đích góp vốn: Mục tiêu cụ thể mà các bên muốn đạt được. 

VD: góp vốn thành lập công ty, góp vốn để thực hiện dự án kinh doanh mở rộng thị trường…

  • Hình thức góp vốn, giá trị vốn góp: Hợp động phải có các nội dung về hình thức góp, số tiền góp/tài sản góp (các tài sản góp nên quy ra giá trị bằng tiền)… xác định rõ tỷ lệ góp vốn của từng bên.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền sở hữu, quyền quản lý, nghĩa vụ đóng góp, nghĩa vụ tham gia quản lý, v.v.
  • Phân chia lợi nhuận và chịu lỗ: Trong hợp đồng góp vốn cần có các điều khoản quy định tỷ lệ phân chia lợi nhuận, hoặc trách nhiệm chịu lỗ của các bên tham gia.
  • Quản lý tài sản chung: Quy định về cách thức quản lý tài sản chung.
  • Giải thể và thanh lý: Điều kiện giải thể, cách thức thanh lý, phân chia tài sản khi giải thể.
  • Điều khoản khác: Các điều khoản khác mà các bên thỏa thuận.

4. Lưu ý khi giao kết hợp đồng góp vốn

Hợp đồng góp vốn là một trong các hợp đồng kinh tế quan trọng, thường có giá trị lớn, do đó khi giao kết hợp đồng góp vốn cá nhân, doanh nghiệp tham gia giao kết cần lưu ý:

  • Hợp đồng cần có đầy đủ các nội dung chính.
  • Các nội dung hợp đồng cần rõ ràng, dễ hiểu, tránh những điều khoản mơ hồ.
  • Đăng ký hợp đồng (nếu cần).
  • Tham khảo ý kiến luật sư hoặc chuyên gia kinh tế để đảm bảo hợp đồng đầy đủ, hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên.
  • Có các điều khoản giải quyết tranh chấp và các điều khoản giải quyết rủi ro. 
  • Cân nhắc các tình huống có thể xảy ra để giải quyết một cách hợp lý.
  • Hợp đồng góp vốn có thể giao kết dưới dạng hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử.

Trên đây là thông tin về hợp đồng góp vốn là gì và tại sao cần giao kết hợp đồng góp vốn. Trong trường hợp có ý định kinh doanh chung, việc lập một hợp đồng góp vốn là vô cùng cần thiết và quan trọng. Hợp đồng sẽ giúp bạn và đối tác làm việc hiệu quả hơn, tránh những hiểu lầm không đáng có và bảo vệ quyền lợi của mỗi bên. Tham khảo thêm thông tin tại https://baohiemxahoidientu.edu.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.