Chữ ký số công cộng là gì ,đây một dạng chữ ký điện tử được cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA). Loại chữ ký này được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử, các thủ tục hành chính, và có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký viết tay hoặc tương đương với con dấu.
Tìm hiểu chữ ký số công cộng là gì.
1. Chữ ký số là gì?
Trong xu thể công nghệ bùng nổ, giao dịch điện tử phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng, khái niệm chữ ký số trở nên quen thuộc với bất kỳ ai và trở thành công cụ được nhắc tới nhiều nhất trong mọi giao dịch điện tử.
Chữ ký số chính là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu (theo Khoản 12, Điều 3, Luật giao dịch điện tử 2023).
2. Chữ ký số công cộng là gì?
.Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm: Chữ ký điện tử chuyên dùng; chữ ký số chuyên dùng công vụ và chữ ký số công cộng.
Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 22, Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định chữ ký số công cộng như sau:
“Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng”
Như vậy, chữ ký số công cộng được hiểu là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và có các chứng thư số công cộng đảm bảo.
Chứng thư số công cộng gồm 10 nội dung chính là:
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Tên của thuê bao.
- Số hiệu chứng thư số.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
- Khóa công khai của thuê bao.
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
- Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Thuật toán mật mã.
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Đặc điểm của chữ ký số công cộng
Chữ ký số công cộng có đặc điểm đặc trưng của chữ ký số, bên cạnh đó bắt buộc đảm bảo an toàn khi sử dụng trong giao dịch điện tử với cơ quan Nhà nước hoặc các đơn vị, tổ chức theo Luật Giao dịch điện tử.
3.1 Được cấp bởi Tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng
Chữ ký số công cộng do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp (là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng). Bên cạnh đó, Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng 2 điều kiện sau:
- Một là: Có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
- Hai là: Có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp.
Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật quy định tại Khoản 16, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP).
3.2 Đảm bảo giá trị pháp lý
Chữ ký số công cộng có giá trị pháp lý tương tự như chữ ký tay (đối với cá nhân) hoặc con dấu (đối với tổ chức). Chữ ký số công cộng được cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép, đảm bảo tính xác thực và đáng tin cậy.
Đảm bảo giá trị pháp lý.
3.3 Có tính xác thực, toàn vẹn và chống chối bỏ
Chữ ký số công cộng đảm bảo các đặc điểm của chữ ký số bao gồm:
- Chữ ký số công cộng có tính xác thực: Chữ ký số công cộng có thể xác định chính xác chủ thể
- Chữ ký số công cộng có tính toàn vẹn: Sau khi ký chữ ký số công cộng không thể thay đổi, xóa bỏ hoặc thêm vào thông điệp dữ liệu đã ký. Mọi sự thay đổi đổi của thông điệp dữ liệu sau khi ký đều sẽ bị phát hiện.
- Chữ ký số công cộng có tính chống chối bỏ: Người ký không thể chối bỏ việc mình đã ký số lên thông điệp dữ liệu.
Chữ ký số công cộng không bảo đảm tính bảo mật, tuy nhiên có khả năng bảo mật cao cho các giao dịch. Hiện nay, các phần mềm chữ ký số công cộng và thiết bị hỗ trợ chữ ký số công cộng ngày càng trở nên thân thiện với người dùng.
4. Ứng dụng của chữ ký số công cộng trong thực tiễn
Người ta có thể ứng dụng chữ ký số công cộng trong rất nhiều các hoạt động bao gồm:
- Khai thuế điện tử: Nộp hồ sơ thuế, khai báo thuế trực tuyến.
- Khai bảo hiểm xã hội: Thực hiện các giao dịch liên quan đến bảo hiểm xã hội.
- Khai hải quan: Thực hiện các thủ tục hải quan điện tử.
- Thực hiện đấu thầu online
- Giao dịch chứng khoán: Mua bán chứng khoán trực tuyến.
- Ký kết hợp đồng điện tử: Ký kết các hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý.
- Thực hiện các giao dịch hành chính công: Thực hiện các thủ tục hành chính công trực tuyến.
- …
Sử dụng chữ ký công cộng có rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian và chi phí; bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả làm việc. Nhờ có chữ ký số công cộng doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch điện tử an toàn, nhanh chóng, theo đó mà mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh, tiết kiệm chi phí tránh các rủi ro giả mạo chữ ký, lừa đảo…
Hiểu rõ chữ ký số công cộng là gì, nắm được đặc điểm của chữ ký số công cộng là một giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số một cách hiệu quả, an toàn. Để được tư vấn hỗ trợ sử dụng chữ ký số công cộng uy tín, tuân thủ quy định của Pháp luật, cá nhân và doanh nghiệp quan tâm vui lòng liên hệ đường dây nóng 19004767 hoặc 19004768. Tham khảo thêm nhiều thông tin tại https://baohiemxahoidientu.edu.vn/