Quy tắc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và các nguồn hình thành

Quỹ bảo hiểm xã hội là một trong các quỹ quan trong trong hệ thống an sinh của nước ta. Phần lớn quỹ bảo hiểm xã hội được đóng góp bởi người dân và các đơn vị doanh nghiệp. Vậy quy tắc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và các nguồn hình thành như thế nào?

Quy tắc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và nguồn hình thành quỹ.

1. Quỹ bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 4, Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quỹ bảo hiểm xã hội như sau:

“Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước”.

Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm các quỹ thành phần: 

  • Quỹ ốm đau và thai sản;
  • Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Quỹ hưu trí và tử tuất.

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ rất sớm và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta. Quỹ BHXH được sử dụng để trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

2. Quy tắc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội

Quy tắc quản lý được quy định tại Khoản 4, Điều 5, Luật bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể như sau:

  • Quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch. 
  • Quỹ được sử dụng đúng mục đích, hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần. 

Quy tắc quản lý quỹ BHXH.

Quỹ BHXH được hình thành dựa trên sự đóng góp của toàn đảng toàn dân, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống xã hội, vì vậy quỹ được quản lý nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn trên mọi phương diện.

3. Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội  

Có rất nhiều nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội, căn cứ theo quy định tại Điều 82, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có 5 nguồn hình thành quỹ BHXH chính bao gồm: 

  • Nguồn do người sử dụng lao động đóng: Mức đóng góp được tính dựa trên tỉ lệ % quỹ lương của doanh nghiệp, đơn vị chi cho người lao động.
  • Nguồn do người lao động đóng: Người lao động đóng góp một phần thu nhập vào quỹ BHXH và nhận những lợi ích khi xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn đồng thời đảm bảo về già sẽ có 1 khoản thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống.
  • Nguồn do tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ: Đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH vào các dự án nhằm mục đích sinh lời và gia tăng tiền quỹ.
  • Hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH khi quỹ bị thâm hụt và không đảm bảo được việc thực hiện an sinh xã hội.
  • Các nguồn thu hợp pháp khác: Các nguồn thu từ đóng góp ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước; khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH; khoản tiền phạt từ các đơn vị, cá nhân làm sai luật BHXH…

Qua chia sẻ về quy tắc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và các nguồn hình thành sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hệ thống quỹ bảo hiểm xã hội đồng thời góp phần xây dựng và bảo vệ quỹ Bảo hiểm xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.