Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử có tồn tại không? Cơ sở xác định giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin về tính pháp lý của hợp đồng bên dưới đây.

1. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

a. Pháp luật thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử

“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Dựa vào thông tin mới nhất từ Điều 34, Luật giao dịch điện tử năm 2023, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không bị phủ nhận chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động của thể của hệ thống thông tin hay hợp đồng. 

Điều 9,10 và 11 của Luật giao dịch điện tử năm 2023 thể hiện rõ quan điểm: Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, thậm chí có giá trị như văn bản gốc và có thể dùng để làm chứng cứ theo quy định của pháp luật. Như vậy, hợp đồng điện tử có tính pháp lý như hợp đồng giấy. Luật giao dịch điện tử 2023 này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Đây là bước tiến mới giúp đảm bảo quyền lợi và bảo hộ cho doanh nghiệp cũng như người mua, góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển đa ngành, thúc đẩy kinh tế số và chuyển đổi số mạnh mẽ.

b. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử trong các lĩnh vực

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý đối với các loại hợp đồng sau:

  • HĐĐT cho các giao dịch dân sự (Bộ luật dân sự 2015)
  • HĐĐT trong thương mại (Luật thương mại 2005)
  • Hợp đồng lao động điện tử (Bộ luật Lao động 2019)

Hợp đồng điện tử không có giá trị pháp lý với các trường hợp đặc biệt quan trọng và có giá trị cao như: Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, bất động sản, quyền thừa kế, đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, ly hôn, hối phiếu…

2. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Nguyên tắc trong giao kết và thực thi hợp đồng điện tử

a. Quyền thỏa thuận về phương thức

Các bên tham gia giao dịch có quyền thỏa thuận về việc sử dụng phương tiện điện tử, sử dụng thông điệp dữ liệu trong một phần hoặc toàn bộ quá trình.

b. Quyền thỏa thuận về kỹ thuật

Các bên tham gia có quyền thảo luận và thương lượng về các yêu cầu kỹ thuật, cơ sở đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của hợp đồng.

Ngoài ra, các bên tham gia cần tuân thủ mọi quy định khác của pháp luật Việt Nam về việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

Phần mềm quản lý hợp đồng điện tử doanh nghiệp

Để đảm bảo tính vẹn toàn và giá trị pháp lý , doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức giao kết hợp đồng điện tử trên nền tảng số của bên thứ 3.

Bên thứ 3 sẽ cung cấp một giải pháp giao dịch online uy tín, được nhà nước cấp phép về chữ ký số và giao kết hợp đồng điện tử.

Phần mềm quản lý hợp đồng điện tử iContract được cung cấp bởi ThaisonSoft là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp, với những lợi ích nổi bật như:

  • Kho mẫu hợp đồng đa dạng, doanh nghiệp dễ dàng thiết lập hợp đồng
  • Tính năng chỉnh sửa từ mẫu, tạo mới, sáng tạo không giới hạn.
  • Quy trình khép kín, từ khởi tạo – trình ký – ký số – hoàn thiện hợp đồng – theo dõi, lưu trữ.
  • Doanh nghiệp dễ dàng quản lý, tra cứu lịch sử các hợp đồng đã tạo trên phần mềm
  • Đảm bảo cơ sở pháp lý, an toàn và bảo mật dữ liệu.
  • Ký kết hợp đồng online, không cần gặp mặt trực tiếp.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

ThaisonSoft đã đồng hành cùng 100.000+ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Liên hệ chúng tôi để được tư vấn. Trên đây https://baohiemxahoidientu.edu.vn/ đã đưa ra những thông tin lý giải giá trị pháp lý hợp đồng điện tử doanh nghiệp cần nắm rõ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.