Địa chỉ các trung tâm bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội

Trung tâm bảo hiểm thất nghiệp hay trung tâm dịch vụ việc làm là nơi người lao động có thể trực tiếp làm đơn và hưởng trợ cấp thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm thất nghiệp khác theo quy định. Tuy nhiên, nhiều người lao động tại Hà Nội lại không nắm rõ các địa điểm này dẫn đến phải đi rất xa để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Dưới đây là thông tin hữu ích giúp người lao động trên địa bàn thành phố thuận lợi hơn trong việc làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thông tin về các trung tâm bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội
Thông tin về các trung tâm bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội

Danh sách 15 trung tâm bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội

Các trung tâm bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là các trung tâm dịch vụ việc làm do Nhà nước thành lập theo quy định.

Bảng 1:  Danh sách 15 trung tâm dịch vụ việc làm nhận hồ sơ trợ cấp thất nghiệp.

STTTrung tâm BHTNĐịa Chỉ
1Điểm Yên HòaSố 215, phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
2Điểm Hà Đông:Số 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội
3Sàn GDVL Đông Anh vệ tinhTrường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long (Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội)
4Sàn GDVL Phú Xuyên vệ tinhTrường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội(Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội)
5Sàn GDVL Ba Vì vệ tinhKm 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại,huyện Ba Vì, Hà Nội
6Sàn GDVL Thạch Thất vệ tinhTrung tâm GDNN – GDTX, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội
7Sàn GDVL Đan Phượng vệ tinhSố 101 phố Tây Sơn, Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội
8Điểm GDVL Nam Từ Liêm vệ tinhTrung tâm GDNN và GDTX quận Nam Từ Liêm (Số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn,quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
9Điểm GDVL Long Biên vệ tinhTrung tâm GDNN và GDTX quận Long Biên(Ngõ 161 phố Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội)
10Điểm GDVL Gia Lâm vệ tinhTrung tâm GDNN và GDTX Huyện Gia Lâm(Số 6 đường Cổ Bi,huyện Gia Lâm, Hà Nội)
11Điểm GDVL Hoài Đức vệ tinhKhu 6, Thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, HN(Tầng 1 Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức)
12Điểm GDVL Thường Tín vệ tinhCụm Công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương,huyện Thường Tín, Hà Nội
13Điểm GDVL Ứng Hòa vệ tinhSố 59 phố Lê Lợi, Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội
14Điểm GDVL Mê Linh vệ tinhTrung tâm Văn Hóa, Thông Tin và Thể Thao Mê Linh, Xã Đại Thịnh, Huyện Mê Linh- Hà Nội
15Điểm GDVL Sóc Sơn vệ tinhTrung tâm GDNN và GDTX Huyện Sóc Sơn(Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)

Có thể bạn quan tâm: Bảo hiểm xã hội quận Tân Bình

Hồ sơ và thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Để hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49, Luật Việc làm. Khoản trợ cấp thất nghiệp sẽ giúp người lao động có một khoản thu nhập để trang trải cuộc sống khi chưa có nguồn thu nhập khác.

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm:

(1) Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu của Bộ LĐTBXH quy định;

(2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như:

  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; 
  • Quyết định thôi việc/Quyết định sa thải/Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; 
  • Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

(3) Sổ BHXH đã được xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp

trung-tam-bao-hiem-that-nghiep
Người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm BHTN

Người lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm BHTN gần nơi cư trú để được hỗ trợ và thuận tiện nhất cho việc đi lại. Quy trình các bước làm thủ tục như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại trung tâm bảo hiểm thất nghiệp 

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Bước 2: Chờ giải quyết hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ, cán bộ thu nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ có đầy đủ không sau đó gửi giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

Bước 3: Nhận trợ cấp thất nghiệp và thông báo tình hình tìm kiếm việc làm

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp theo hình thức đã đăng ký: nhận qua tài khoản ngân hàng, nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH, nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích

Ở những tháng tiếp theo, người lao động phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tình hình tìm kiếm việc làm theo lịch hẹn kèm Quyết định trợ cấp thất nghiệp (quy định tại Khoản 1, Điều 19, Nghị định 28/2015/NĐ-CP) trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Qua thông tin chia sẻ về trung tâm bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội hy vọng sẽ hữu ích cho nhiều người lao động. Hiện nay việc làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp online đã được triển khai trên website Cổng dịch vụ công quốc gia. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY

TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.