Trốn đóng bảo hiểm xã hội theo luật mới bị xử phạt như thế nào?

   Trốn đóng bảo hiểm xã hội theo luật mới bị xử phạt như thế nào? doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và có hàng loạt các vi phạm liên quan đến việc đóng BHXH. Nếu bị phát hiện mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm này không hề nhẹ, nghiêm trọng hơn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

I. Căn cứ xử phạt trốn đóng bảo hiểm xã hội

Trước đây mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến BHXH căn cứ vào Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, và Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). 

Mới đây Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/03/2020 quy định về mức xử phạt hành chính đối với trường hợp trốn đóng bảo hiểm xã hội và mức phạt đối với các hành vi vi phạm luật đóng BHXH khác. Nghị định trở thành căn cứ quy định mức phạt đối với doanh nghiệp đơn vị kinh doanh được áp dụng bắt đầu từ ngày 15/4/2020.

II. Mức xử phạt trốn đóng bảo hiểm xã hội theo luật mới

Hành vi trốn đóng BHXH không những ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích của NLĐ sau này mà việc trốn đóng BHXH cũng sẽ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp cũng như người sử dụng lao động. 

Trốn đóng BHXH người lao động và người sử dụng lao động bị xử phạt như thế nào.

1. Mức xử phạt trốn đóng BHXH đối với người lao động

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

2. Mức xử phạt trốn đóng BHXH đối với người sử dụng lao động

Căn cứ vào Khoản 5 và Khoản 6, Điều 38 vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bị xử phạt hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý mức phạt này còn được áp dụng cho các trường hợp trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp.

III. Tổng hợp các mức phạt vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực BHXH

Ngoài việc trốn đóng BHXH, còn có rất nhiều hành vi vi phạm của người sử dụng lao động liên quan đến lĩnh vực BHXH. Mức phạt và các hành vi bị phạt hành chính được quy định như sau:

Mức phạt chung đối với các hành vi vi phạm hành chính đối với  người lao động và người sử dụng lao động.

Mức phạt riêng đối với các hành vi vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động.

Như vậy trốn đóng bảo hiểm xã hội theo luật mới tùy từng mức độ sẽ bị xử phạt hành chính không hề nhẹ. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). 

Người lao động phát hiện ra những sai phạm liên quan đến việc đóng BHXH cần báo cáo lên cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời. Trên đây là những thông tin bảo hiểm xã hội điện tử đưa ra, chúc bạn đọc có những kiến thức bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.