Trợ cấp mất việc và những điều người lao động cần phải biết

   Hiện nay rất nhiều người lao động chưa biết hoặc hiểu rõ về trợ cấp mất việc vì vậy đã vô tình đánh mất đi quyền lợi của mình. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp rất nhiều các thông tin về trợ cấp thất nghiệp và những điều bạn có thể chưa biết về trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp mất việc.

I Đinh nghĩa.

Trợ cấp mất việc được hiểu là một khoản chi trả từ người sử dụng lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho họ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc.

Trợ cấp mất được thực hiện theo quy định của Pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động, giúp người lao động có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong một thời gian nhất định khi chưa tìm được việc làm mới phù hợp.

II. Điều kiện hưởng

Không phải ai cũng được hưởng trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng được quy định tại Điều 49 Bộ luật lao động. Theo đó để được hưởng, người lao động phải thỏa mãn các điều kiện sau:

 Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. Các đối tượng hưởng bao gồm:

– NLĐ làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên

– NLĐ bị mất việc làm do người sử dụng lao động không bố trí được công việc phù hợp.

– NLĐ phải thoả mãn điều kiện hưởng :

+ Doanh nghiệp đổi cơ cấu, công nghệ mà không thể sắp xếp được công việc phù hợp cho NLĐ;

+ Trường hợp vì lý do kinh tế mà buộc NLĐ phải thôi việc;

+ Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã không có phương án công việc phù hợp cho NLĐ;

+ Thực hiện chuyển quyền sử hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng không sắp xếp được công việc cho NLĐ

III. Cách tính mức hưởng.

Mức hưởng tính theo một công thức riêng, được quy định theo Bộ luật lao động. Mức hưởng được tính dựa trên thời gian tính hưởng và lương tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mức hưởng được tính dựa trên 2 chỉ số.

Cách tính thời gian để hưởng căn cứ vào khoản 2 Điều 49 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 năm 2012.

Thời gian tính hưởng được tính như sau:

Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm = Tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động – Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc (nếu có).

Mức hưởng được tính:

Mức hưởng trợ cấp mất việc làm = Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm x Tiền lương tính hưởng trợ cấp mất việc

Lưu ý:

  • Tiền lương tính là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 năm 2012 quy định:

“Người sử dụng lao động trả làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”

Như vậy nếu người lao động dù chỉ làm việc cho người sử dụng lao động được 12 tháng khi mất việc và được xét hưởng theo quy định sẽ được hưởng ít nhất 2 tháng tiền lương bình quân được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Phân biệt về trợ cấp thôi việc.

Cần phân biệt trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc. Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn, do hai bên thỏa thuận, do người lao động nghỉ hưu… được quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Những chia sẻ về trong bài viết hôm nay hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho bạn. Để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin liên quan đến trợ cấp mất việc và đăng ký bảo hiểm xã hội điện tử xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng miền Bắc 02437545222; miền Nam 1900558872, các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.