Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay

Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có trong trường hợp người lao động cần thay đổi thông tin của mình. Dưới đây là chi tiết về mẫu tờ khai thông tin bảo hiểm xã hội và cách lập.

Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội

Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội là gì?

Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội (BHXH) có tên gọi chính xác là Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), là mẫu tờ khai được sử dụng để yêu cầu cơ quan BHXH thực hiện thay đổi thông tin cá nhân, thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. 

Mẫu TK1-TS được sử dụng trong trường hợp:

  • Kê khai các thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và thành viên Hộ gia đình khi không có mã số BHXH.
  • Kê khai khi có yêu cầu điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN như: nhân thân, chức danh nghề, phương thức đóng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu…

Mẫu tờ khai thay đổi thông tin BHXH được sử dụng theo mẫu quy định của cơ quan BHXH Việt Nam. Theo đó mẫu được sử dụng thống nhất trong tất cả các trường hợp cho đến khi có quy định mới.

Mẫu tờ khai thay đổi thông tin BHXH, BHYT mới nhất

Mẫu tờ khai này được ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

Mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

Bạn có thể xem và tải mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT trên về máy tại đây.

Cách kê khai thông tin Mẫu TK1-TS

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể của người kê khai để thực hiện kê khai thay đổi thông tin BHXH. Cách kê khai thông tin như sau:

Tờ khai được chia ra thành 2 phần

Phần I. Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH do cơ quan BHXH cấp

Phần II. Áp dụng đối với người tham gia đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

Người lao động thuộc trường hợp nào thì kê khai thông tin tương ứng ở phần đó. Các thông tin kê khai cần ghi đầy đủ, rõ ràng.

Nếu người lao động thực hiện kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình (phụ lục kèm theo) đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH và người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng.

Đối với chỉ tiêu số [18] Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: 

  • Ghi nội dung yêu cầu thay đổi như: họ tên, ngày tháng năm sinh, các thông tin liên quan đến chức danh, nghề nghiệp, công việc, phương thức đóng, nơi đăng ký KCB ban đầu…
  • Ghi nội dung yêu cầu khác (nếu có)

Đối với chỉ tiêu số [19] Hồ sơ kèm theo:

  • Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.
  • Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, người lao động ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.

Trên đây là cập nhật mới nhất về mẫu tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội (Mẫu TK1-TS) từ Bảo hiểm xã hội điện tử và hướng dẫn cách kê khai. người lao động và đơn vị lưu ý trong trường hợp có sự thay đổi thông tin BHXH. 

TIN LIÊN QUAN

2 Trả lời “Tờ khai thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay

  1. Năm 2006 mình có làm một cty ở đồng Nai sau đó mình nghĩ ko lấy sổ giờ mình làm lãnh bhxh một lần thì bảo hiểm bắt mình phải đi gộp mấy tháng cty đó vào mà giờ mình ở xa với có con nhỏ nên đi lại ko tiện cho lắm có cách nào để gộp lại hay xóa đi được ko ạ nhờ anh chị tv dùm em với ạ

    1. Xin chào Lê Thị Hiểu, theo thông tin bạn cung cấp: Đối với trường hợp gộp sổ BHXH bạn cần có tất cả các sổ cần gộp để nộp lên cơ quan BHXH để được giải quyết thủ tục theo quy định.
      Trong trường hợp mà bạn muốn hủy sổ BHXH. Hiện nay việc hủy sổ không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt mà người lao động có thể yêu cầu hủy sổ BHXH, chẳng hạn như khi người lao động cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH trước đó. Cụ thể:
      – Người lao động chỉ được hủy sổ BHXH khi có cam kết trong đơn đề nghị không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
      – Trường hợp người lao động có đi làm, ký hợp đồng lao động và đóng BHXH theo quy định thì cơ quan BHXH sẽ không giải quyết yêu cầu hủy quá trình đóng BHXH.
      – Nếu bạn muốn hủy sổ BHXH, bạn sẽ phải thực hiện cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, bao gồm cả BHTN tại đơn vị làm việc cũ và thực hiện theo hướng dẫn hủy sổ bảo hiểm của cơ quan BHXH nơi người lao động tham gia đóng BHXH.

      Nếu bạn cần hủy sổ BHXH, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi bạn đang sinh sống để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn. Hãy nhớ rằng, việc hủy sổ BHXH có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn trong tương lai, vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Chúc bạn may mắn và Bạn có thể xem hướng dẫn hủy sổ tại bài viết: https://ebh.vn/tin-tuc/thu-tuc-huy-so-bao-hiem-xa-hoi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.