Làm thêm là tình trạng phổ biến của người lao động khi muốn tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, tiền lương làm thêm giờ có phải đóng bảo hiểm không? Khiến cho nhiều người lo lắng.
1. Tiền lương làm thêm giờ có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Người lao động làm thêm giờ sẽ có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Nhưng nếu phải đóng tiền lương làm thêm giờ vào quỹ BHXH sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, lương họ nhận được khi làm thêm sẽ giảm đi. Vậy lương làm thêm giờ có phải đóng BHXH không?
1.1 Căn cứ pháp lý quy định tiền làm thêm giờ có phải đóng BHXH không?
Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 30, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như sau:
“Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1, Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH”.
Lương làm thêm giờ không nằm trong khoản phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật pháp
Trong đó:
Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1, Điều này gồm:
- Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH gồm: Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
- Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH gồm: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
- Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH gồm các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh. Các khoản phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Kết luận:
Như vậy, tiền lương làm thêm giờ không nằm trong khoản phải đóng BHXH theo quy định của Luật pháp. Người lao động khi làm thêm giờ hoàn toàn được hưởng nguyên lương và không phải trích đóng vào quỹ BHXH.
2. Cách tính tiền lương làm thêm giờ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ thông thường
Cách tính tiền lương làm thêm giờ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ thông thường dưới cách tính theo thời gian và cách tính theo sản phẩm được quy định cụ thể như sau:
a, Trường hợp tính lương theo thời gian
Căn cứ vào Điều 104, Bộ luật lao động đối với người lao động được trả lương làm thêm giờ tính lương theo thời gian, áp dụng cho giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định như sau:
Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường: được tính trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trong trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần các chỉ số được tính theo ngày hoặc theo tuần tương ứng.
- Mức ít nhất bằng 150%, 200%, 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng lần lượt đối với giờ làm thêm vào ngày thường; áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương
Người lao động hưởng lương ngày là những người có tiền lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo ngày và chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động.
b, Trường hợp tính lương theo sản phẩm
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ (áp dụng với giờ làm việc bình thường) để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức thì cách tính lương làm thêm giờ được tính như sau:
Trong trường hợp trả lương theo sản phẩm này người lao động sẽ hưởng theo mức sản phẩm mình làm ra. Số sản phẩm làm được càng nhiều thì tiền lương làm thêm giờ càng nhiều.
Như vậy, qua bài viết “Làm thêm giờ có phải đóng bảo hiểm không?”. Người lao động có thể hoàn toàn yên tâm và được nhận toàn bộ lương làm thêm giờ mà không phải đóng bất cứ khoản bảo hiểm nào. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900558873/ 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.