Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Trên thực tế việc chấm dứt hợp đồng lao động cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vậy, cần làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.

1. Khi nào chấm dứt hợp đồng lao động?

Chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động (NSDL) và người lao động (NLĐ). Việc này có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau như:

  • Do hết hạn hợp đồng
  • Do hoàn thành công theo trong hợp đồng
  • Do một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng
  • Do cả hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
  • Các trường hợp khác: NLĐ hoặc NSDLĐ bị chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị kết án, bị trục xuất, phá sản…

2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cần tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Đặc biệt lưu ý tuân thủ quy định về về thời gian thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

2.1 Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đối với người sử dụng lao động

Đối với người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động cần thực hiện các thủ tục sau:

  1. Thông báo bằng văn bản: Thông báo bằng văn bản cho NLĐ được biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thông báo cần nêu rõ thời gian chấm dứt hợp đồng và lý do chấm dứt.
  2. Kiểm kê tài sản: NLĐ kiểm kê tài sản cấp cho NLĐ trong quá trình làm việc và đánh giá thực trạng sử dụng để đảm các thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn.
  3. Đối chiếu công nợ và thanh toán tiền: NSDLĐ tính toán các khoản còn phải trả người lao động sau đó đối chiếu công nợ để thanh toán đầy đủ các khoản lương, thưởng, trợ cấp,… còn nợ của NLĐ theo quy định.
  4. Chốt sổ bảo hiểm xã hội: thanh toán các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… theo quy định và chốt sổ cho người lao động.
  5. Ký biên bản chấm dứt hợp đồng lao động: Biên bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của các bên với nhau.
  6. Cung cấp tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ: NSDLĐ có trách nhiệm cung cấp bản sao các tài liệu hoặc giấy tờ liên quan đến quá trình làm việc nếu NLĐ có yêu cầu (VD: quyết định chấm dứt hợp đồng, xác nhận thời gian làm việc).

Kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ khi chấm dứt hợp đồng lao động.

2.2 Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động

Đối với NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động cần thực hiện một số thủ tục cơ bản sau:

  1. Thông báo bằng văn bản: NLĐ thông báo cho NSDL bằng văn bản (VD: Đơn xin thôi việc) nếu muốn chấm dứt hợp đồng và nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng.
  2. Bàn giao công việc, tài sản: NLĐ thực hiện bàn giao công việc và tài sản cho NSDLĐ.
  3. Thanh toán tiền: thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của NSDLĐ.
  4. Xin các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp (nếu cần).
  5. Ký vào biên bản chấm dứt hợp đồng: Biên bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của các bên với nhau

Việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật sẽ đảm bảo lợi ích cho các bên. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì NLĐ hoặc NSDLĐ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Bộ Luật Lao động hoặc theo thỏa thuận của hợp đồng lao động.

3. Chấm dứt hợp đồng lao động khi thử việc cần làm thủ tục gì?

Rất nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian NLĐ thử việc. Tuy nhiên, sẽ có các quy định đặc biệt đối với trường hợp này.

Căn cứ theo quy định tại Điều 27, Bộ luật Lao động 2019 thì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Các bên thực hiện trách nhiệm của mình (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng thử việc). Các thủ tục cơ bản gồm có:

  • NLĐ bàn giao lại công việc, tài sản
  • Thanh toán công nợ giữa các bên (nếu có)
  • NSDLĐ trả lại các giấy tờ, hồ sơ đã giữ của NLĐ.

4. Lưu ý khi làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Dù là NLĐ hay NSDLĐ khi làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đều cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuân thủ đúng quy định của pháp luật: Việc chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật liên quan.
  • Bảo đảm quyền lợi của NLĐ: NSDLĐ phải đảm bảo rằng quyền lợi của NLĐ được bảo vệ đầy đủ, đặc biệt là các khoản thanh toán và các chế độ đãi ngộ khác.
  • Giải quyết tranh chấp (nếu có): Nếu có tranh chấp phát sinh, các bên có thể giải quyết thông qua đối thoại, hòa giải hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây https://baohiemxahoidientu.edu.vn/ gợi ý về các thủ tục chấm dứt. Cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và mong muốn của các bên để làm thủ tục cho phù hợp, đúng quy định của pháp luật. Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có tranh chấp không thể hòa giải có thể khảo ý kiến của luật sư hoặc đưa ra cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết thỏa đáng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.