Thời gian nghỉ thai sản theo quy định mới nhất là bao lâu?

Quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là chế độ đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện thiên chức làm mẹ. Vì vậy, lao động có kế hoạch hoặc chuẩn bị mang thai, sinh con thì cần nắm được những quy định của Luật BHXH để tận dụng tối đa các khoảng thời gian này.

Thời gian nghỉ để khám thai

Căn cứ vào Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc tối đa 5 lần, mỗi lần 1 ngày để đi khám thai nếu trường hợp thai bình thường. Trường hợp thai có bệnh lý, không được khỏe mạnh hoặc lao động ở xa cơ sở khám thai thì được nghỉ mỗi lần được nghỉ 2 ngày. Thời gian nghỉ không tính ngày lễ, Tết hoặc ngày nghỉ tuần theo quy chế của đơn vị.

                                                                     Thời gian nghỉ khám thai của lao động nữ được nghỉ tối đa 5 lần

Nghỉ thai sản khi sảy thai, nạo hút hoặc phá thai do chết lưu hoặc bệnh lý

Trường hợp thai nhi của lao động nữ bị sảy hoặc khi tiến hành thủ thuật nạo, hút, bỏ thai do thai chết lưu, bệnh lý thì thời gian nghỉ quy định theo tuổi của thai:

  • Thai nhi tuổi dưới 5 tuần, lao động nữ được nghỉ tối đa 10 ngày.
  • Thai nhi tuổi từ 5 tuần đến dưới 13 tuần, lao động nữ được nghỉ tối đa là 20 ngày.
  • Thai nhi từ tuổi từ 13 tuần đến dưới 25 tuần, thời gian nghỉ tối đa là 40 ngày.
  • Thai nhi tuổi từ 25 tuần trở lên sẽ được nghỉ tối đa là 50 ngày.

Thời gian nghỉ thai sản khi sinh con

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con tối đa là 6 tháng, trước sinh nghỉ không quá 2 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì đối với mỗi con, mẹ được nghỉ thêm 1 tháng cộng vào tổng thời gian nghỉ.

Lao động nữ sinh con được nghỉ thai sản theo trường hợp thông thường là 6 tháng

Sau khi sinh con, trường hợp rủi ro mà con bị chết:

  • Mẹ được nghỉ 4 tháng nếu con dưới 2 tháng tuổi. Ngày bắt đầu nghỉ tính từ ngày sinh con.
  • Mẹ được nghỉ 2 tháng nếu trường hợp con đã trên 2 tháng tuổi. Thời gian nghỉ tính từ ngày con chết.

Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ trên đây được tính vào nghỉ chế độ, không xét vào nghỉ việc riêng. Các ngày nghỉ đã bao gồm ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần theo quy chế riêng của đơn vị.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Lao động nữ sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo các mục ở trên mà sức khỏe không đảm bảo cho công việc thì sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:

  • Lao động nữ sinh đôi trở lên được nghỉ tối đa 10 ngày.
  • Lao động nữ sinh mổ được nghỉ tối đa 7 ngày.
  • Lao động nữ thuộc các trường hợp còn lại được nghỉ tối đa 5 ngày.
Sau sinh, nếu sức khỏe của mẹ yếu thì được nghỉ dưỡng sức

Lao động cần cấp các giấy tờ xác nhận vấn đề sức khỏe để được nghỉ dưỡng sức. Thời gian nghỉ bao gồm ngày lễ, Tết và ngày nghỉ tuần của đơn vị.

Thời gian nghỉ của lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, ngoài thời gian nghỉ thai sản khi mang thai, sinh con, lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai được nghỉ thời gian như sau:

  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai được nghỉ 5 ngày.
  • Lao động nữ thực hiện các biện pháp triệt sản sẽ được nghỉ 15 ngày.

Mang thai và sinh con là thiên chức cao cả nhưng rất vất vả của người mẹ. Do vậy, Pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện tối đa cho lao động nữ bằng các chế độ nghỉ thai sản phù hợp để phục hồi sức khỏe. Lao động nữ cần nắm được các thông tin trên để biết được quyền lợi của mình khi sinh con.

Hiện nay việc quản lý thông tin tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại các công ty/ doanh nghiệp đều được quản lý trên phần mềm bảo hiểm xã hôi điện tử do các tổ chức IVAN cung cấp đã góp phần mang lại nhiều tiện lợi cho doanh nghiệp và cơ quan BHXH.

TIN LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.