Hợp đồng tín dụng là gì, là một dạng văn bản không thể thiếu trong hoạt động tài chính và ngân hàng, giúp đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định giữa các bên tham gia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết những quy định quan trọng về lãi suất và nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng để có cái nhìn rõ ràng hơn về các khía cạnh pháp lý trong loại hợp đồng này.
1. Tìm hiểu chung về hợp đồng tín dụng
Dưới đây là khái niệm hợp đồng tín dụng và cách phân loại thường thấy của loại hợp đồng này.
1.1 Hợp đồng tín dụng là gì?
Theo Điều 463, Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho vay tài sản và bên vay. Bên vay sẽ phải trả lại tài sản này khi đến thời hạn với đúng chất lượng và số lượng tài sản và phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng tín dụng được hiểu là một thỏa thuận pháp lý giữa bên cho vay (thường là ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) và bên vay (cá nhân hoặc tổ chức). Trong đó, bên cho vay cung cấp một khoản tiền hoặc tín dụng cho bên vay với cam kết rằng bên vay sẽ hoàn trả số tiền đó theo các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng tín dụng cũng được xem là hợp đồng vay tài sản.
1.2 Các loại hợp đồng tín dụng
Thông thường, hợp đồng tín dụng có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:
- Dựa trên mục đích và đối tượng vay:
- Hợp đồng tín dụng tiêu dùng: Dành cho cá nhân vay vốn để phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân như mua nhà, xe, điện thoại,…
- Hợp đồng tín dụng thương mại: Dành cho doanh nghiệp vay vốn nhằm phục vụ các hoạt động kinh doanh, mở rộng sản xuất hoặc đầu tư.
- Dựa trên hình thức tín dụng:
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn: Thời hạn vay thường dưới 12 tháng (phục vụ cho các hoạt động như mua sắm, nhập hàng, mua nguyên liệu sản xuất…).
- Hợp đồng tín dụng trung hạn: Thời hạn vay từ 1 đến 5 năm (thường dùng cho việc đầu tư hoặc mua sắm trang thiết bị quy mô vừa).
- Hợp đồng tín dụng dài hạn: Thời hạn vay trên 5 năm (thường được sử dụng trong các dự án lớn như đầu tư xây dựng nhà máy, mua bất động sản).
- Dựa trên mức độ đảm bảo:
- Hợp đồng tín dụng có tài sản đảm bảo: Yêu cầu tài sản thế chấp, ví dụ như sổ đỏ, xe hơi, cổ phiếu, v.v.
- Hợp đồng tín dụng không có tài sản bảo đảm (tín chấp): Không yêu cầu thế chấp tài sản, dựa trên uy tín và thu nhập của người vay.
Lãi suất tối đa trong hợp đồng tín dụng
2. Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng
Căn cứ Khoản 2, Điều 13, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, đối tượng được tổ chức tín dụng cho vay để phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế gồm:
- Lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn (thuộc diện theo Chính sách của Chính phủ).
- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu (quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật này).
- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ).
- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (theo quy định về phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ).
- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao( theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật này).
Theo Quyết định 1125/QĐ-NHNN, mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các đối tượng được nêu tại Khoản 2, Điều 13, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN được quy định như sau:
- Áp dụng mức lãi suất tối đa cho vay ngắn hạn trong hợp đồng tín dụng là 4,0%/năm (đơn vị VNĐ) cho các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Riêng với Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô, quy định lãi suất tối đa với khoản vay ngắn hạn là 5,0%/năm (đơn vị VNĐ).
- Lãi suất áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay được ký kết trước ngày Quyết định 1125/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành (ngày 19 tháng 6 năm 2023) được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay.
Trả nợ khoản vay hợp đồng tín dụng
3. Quy định về việc trả nợ trong hợp đồng tín dụng
Căn cứ Điều 466, Bộ luật dân sự 2015, nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng tín dụng dựa trên quy định về việc trả nợ trong hợp đồng vay tài sản như sau:
- Bên vay tiền trong hợp đồng tín dụng phải trả đủ tiền khi đến hạn.
- Bên vay phải trả tiền tại trụ sở của bên cho vay trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác trong hợp đồng tín dụng.
- Trường hợp các bên thỏa thuận vay không tính lãi mà đến hạn trả nợ, bên vay không trả hoặc không trả đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định hiện hành tại thời điểm trả nợ.
- Trong trường hợp hợp đồng tín dụng quy định rõ ràng về việc vay có lãi, nếu đến hạn mà bên vay không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ, thì số tiền lãi mà bên vay phải trả quy định như sau:
- Lãi trên số nợ gốc sẽ được tính theo lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng, dựa trên thời hạn vay chưa được thanh toán; nếu chậm thanh toán, lãi suất sẽ được áp dụng theo 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định hiện hành tại thời điểm thanh toán.
- Đối với số nợ gốc quá hạn chưa trả, lãi suất sẽ là 150% so với lãi suất vay theo hợp đồng, tính theo thời gian chậm trả, trừ khi có thỏa thuận khác.
Trên đây https://baohiemxahoidientu.edu.vn/ cung cấp những quy định chung về hợp đồng tín dụng mà người tham gia cần nắm được để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như nắm được các nghĩa vụ về trả nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng có thể có những chính sách ưu đãi riêng về mức lãi suất theo từng thời điểm và điều khoản riêng. Do đó, các bên cần nắm rõ những điều khoản trong hợp đồng và tuân thủ những điều khoản đã thỏa thuận để duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững, góp phần phát triển hệ thống tín dụng và nền kinh tế nói chung.