Quy định về chi phí xã hội và cách tính chi phí xã hội như thế nào? Có liên quan gì đến bảo hiểm xã hội ? Rất nhiều nhà kinh tế quan tâm, tìm hiểu để biết bản chất ý nghĩa của các chi phí xã hội.
1. Chi phí xã hội là gì? Chi phí xã hội trong mối quan hệ với phúc lợi xã hội
Chi phí xã hội còn được gọi là tổn thất xã hội. Hiểu một cách đơn giản chi phí xã hội là các khoản chi phí, tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do hoạt động của các doanh nghiệp hay cá nhân gây ra.
Quy định về chi phí xã hội được thực hiện theo luật. Xét chi phí xã hội trong mối quan hệ với phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội bao gồm những chi phí xã hội như:
- Tiền hưu trí
- Trợ cấp bảo hiểm xã hội
- Học bổng
- Chi phí cho học tập miễn phí
- Dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng
- Nhà trẻ, trường mẫu giáo
- Khác
Phúc lợi xã hội là phương tiện cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Phúc lợi xã hội làm giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp và nhóm xã hội. Ngoài ra phúc lợi xã hội cũng đóng vai trò xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc.
Phúc lợi xã hội gồm 2 hình thức hoạt động là trả tiền (Tiền lương; tiền hưu trí; khoản trợ cấp; tiền nghỉ phép; học bổng) và dịch vụ miễn phí (Giáo dục; y tế)
2. Cách xác định chi phí xã hội trong quản lý chung của nhà thầu
Cách xác định chi phí xã hội trong quản lý chung của nhà thầu như thế nào? Doanh nghiệp đặc biệt lưu ý để có thể xác định rõ, tính toán các chi phí phát sinh và cân đối thu chi để hoạt động hiệu quả.
2.1 Các nội dung về chi phí xã hội
Khi doanh nghiệp hay các nhân thực hiện hoạt động không nhất thiết phải chịu mọi chi phí phát sinh. Những chi phí mà họ phải chịu được gọi là chi phí tư nhân, còn chi phí mà họ không phải chịu gọi là chi phí ngoại hiện. Chi phí xã hội bằng tổng của chi phí tư nhân và chi phí ngoại hiện.
Vì vậy khi đánh giá tác động tổng thể của các hành động trong phạm vi thương mại của mình về chi phí xã hội, một nhà điều hành kinh doanh có trách nhiệm xã hội nên tính đến chi phí sản xuất của anh ta, cũng như bất kỳ chi phí gián tiếp hoặc thiệt hại nào do người khác phải gánh chịu.
2.2 Cách xác định chi phí xã hội trong quản lý của nhà thầu
Theo báo Chinhphu.vn – Ông Hoàng Đình Tính (Quảng Bình) có hỏi như sau: Tại Mẫu HSMT dịch vụ tư vấn theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT có Mẫu số 12B (Bảng phân tích chi phí thù lao cho chuyên gia), vậy tại cột số 4 chi phí xã hội được tính bằng bao nhiêu % của lương cơ bản? Các tài liệu chứng minh kèm theo là gì?
Tại cột số 5 chi phí quản lý được tính bằng bao nhiêu % của lương cơ bản? Có tính theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 được hay không? Có văn bản nào quy định lấy bao nhiêu % lương cơ bản hay không? Các tài liệu chứng minh kèm theo là gì? Cột 6 Lợi nhuận được tính như thế nào?
Câu hỏi đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Theo hướng dẫn tại Mẫu số 12B phần thứ ba Mẫu HSMT dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/2/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chi phí xã hội, chi phí quản lý chung bao gồm các chi phí như:
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chi phí quản lý của đơn vị quản lý, sử dụng chuyên gia… Nhà thầu liệt kê các chi phí này kèm theo các tài liệu chứng minh.
Theo đó, việc xác định chi phí xã hội, chi phí quản lý chung của nhà thầu được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.
Người lao động hoặc doanh nghiệp nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về chi phí xã hội trong hệ thống phúc lợi, vui lòng liên hệ theo đường dây nóng 1900558873 hoặc 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.