Option contract là một loại thỏa thuận đặc biệt dùng để mua quyền chọn (quyền chọn mua/ bán). Cụ thể option contract là gì và có những đặc điểm như thế nào? Mời bạn đọc cùng baohiemxahoidientu.edu.vn dõi theo bài viết bên dưới.
1. Option contract là gì?
Khái niệm option contract
Khái niệm Option contract được đề cập tại Khoản 3, Điều 64, Luật thương mại năm 2005 như sau:
Option contract hay còn gọi là hợp đồng quyền chọn được chia thành 2 loại: Call Option Contract – Quyền chọn mua và Put Option Contract – Quyền chọn bán. Option contract là một loại hợp đồng thỏa thuận về quyền được mua hoặc bán. Trong đó:
– Bên mua quyền có quyền được mua hoặc bán một hàng hóa cụ thể với mức giá được xác định trước gọi là giá giao kết. Đồng thời, bên mua cũng cần trả một khoản tiền nhất định để mua quyền gọi là tiền mua quyền.
– Khi đã mua quyền, bên mua có quyền chọn có mua/bán hàng hóa đó hay không.
2. Các loại Option contract
Call Option Contract (hợp đồng quyền chọn mua)
– Quyền chọn mua, cho phép người mua quyền lựa chọn thực hiện mua tài sản cơ sở hoặc không với giá thực hiện trước thời hạn hợp đồng.
– Call Option contract thường được sử dụng khi người mua quyền dự đoán rằng giá sản phẩm sẽ tăng.
– Người mua quyền chọn mua sẽ có lợi nhuận khi giá tài sản cơ sở tăng, cao hơn giá hợp đồng.
Pull Option Contract (hợp đồng quyền chọn bán)
– Quyền chọn mua, cho phép người mua quyền lựa chọn thực hiện bán tài sản cơ sở hoặc không với giá thực hiện trước thời hạn hợp đồng.
– Pull Option contract thường được sử dụng khi người mua quyền dự đoán rằng giá sản phẩm sẽ giảm.
– Người mua quyền chọn bán sẽ có lợi nhuận khi giá tài sản cơ sở giảm thấp hơn giá hợp đồng.
Như vậy, Call Option và Pull option là hai công cụ phái sinh phổ biến được sử dụng trong môi trường đầu tư tài chính nhằm mục đích đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro.
Cả hai loại Option contract này đều mang lại quyền nhưng không phải nghĩa vụ cho người mua quyền, đó là thực hiện một giao dịch mua hoặc bán tài sản cơ sở với giá đã thỏa thuận trước (giá thực hiện) trong một khoảng thời gian xác định (thời hạn hợp đồng).
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong option contract
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong option contract là gì?
Điều 66, Luật Thương mại 2005 đã nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn như sau:
– Bên mua quyền chọn phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành người giữ quyền (giữ quyền chọn mua/bán). Các bên thỏa thuận về số tiền mua quyền chọn.
– Bên giữ quyền chọn mua được phép mua (có quyền) nhưng không bắt buộc (không có nghĩa vụ) phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Nếu đến hạn giao hàng theo hợp đồng mà bên bán không có hàng hóa để giao cho bên mua thì bên bán phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền. Khoản tiền này được tính bằng mức chênh lệch giá giữa thỏa thuận trong option contract và giá mà Sở giao dịch hàng hóa công bố (giá thị trường).
– Tương tự, bên giữ quyền chọn bán có quyền bán chứ không bắt buộc (không có nghĩa vụ) phải bán hàng hóa đã định trong option contract. Khi bên mua là bên giữ quyền chọn mua, bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cho bên mua. – – Nếu bên bán không có hàng hóa để giao cho bên giữ quyền chọn mua thì bên mua được thanh toán một khoản tiền chênh lệch tương tự như trên.
– Option contract đương nhiên hết hiệu lực khi bên giữ quyền chọn (mua hoặc bán) lựa chọn không thực hiện hợp đồng trong khi hợp đồng còn hiệu lực (Ví dụ: Bên giữ quyền chọn bán quyết định không bán.).
>>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử.
4. Đặc điểm của option contract
Đặc điểm của option contract là gì?
Quyền và nghĩa vụ
Option contract đem đến cho người mua quyền chọn mua/ bán quyền được mua hoặc bán tài sản mà không bị mang nghĩa vụ thực hiện hành động mua/ bán đó.
Tính phòng ngừa rủi ro
Quyền chọn có thể được dùng để phòng ngừa rủi ro với các tài sản trong danh mục đầu tư. Đặc tính phòng người rủi ro của option contract có nét tương đồng với future contract.
Phương thức thanh toán giao dịch
Tại Việt Nam, khi muốn thực hiện các option contract (hợp đồng quyền chọn) cần thông qua sở giao dịch hàng hóa (Điều 64, Luật Thương mại 2005)
Tài sản cơ sở
Tài sản cơ sở trong option contract có thể là bất kỳ loại tài sản nào có thể giao dịch, bao gồm cổ phiếu, chỉ số, trái phiếu, hàng hóa và tiền tệ.
Thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp đồng trong option contract là khoảng thời gian mà người mua có quyền thực hiện giao dịch mua hoặc bán tài sản cơ sở.
Không giao hàng
Trường hợp bên giữ quyền chọn mua/ bán thỏa thuận với bên còn lại về việc thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì phải thanh toán cho bên còn lại một khoản tiền. Số tiền này là khoản chênh lệch giữa giá thị trường khi hợp đồng được thực hiện (do Sở giao dịch hàng hóa công bố) và giá trong option contract đã thỏa thuận trước đó.
Giá thực hiện giao dịch
Giá giao dịch là mức giá mà người mua có thể mua (đối với quyền chọn mua) hoặc bán (đối với quyền chọn bán) tài sản cơ sở.
Thanh toán
Việc thanh toán cho những giao dịch của option contract (nếu có) sẽ diễn ra vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về option contract (hợp đồng quyền chọn). Để thuận lợi hơn trong việc quản lý các hợp đồng trong nội bộ công ty cũng như các giao dịch, hợp đồng với đối tác, quý doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm hợp đồng điện tử iContract của ThaisonSoft. Liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn dùng thử miễn phí phần mềm hợp đồng kinh tế iContract trong 1 tháng: Miền Bắc: 1900.4767, Miền Trung/Nam: 1900.4768. Lưu ý, số lượng ưu đãi có hạn, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ sớm để được hướng dẫn chi tiết.