Option contract là gì? Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, việc quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư. Bên cạnh các công cụ tài chính truyền thống, Option contract được biết đến như một giải pháp linh hoạt và hiệu quả của các nhà đầu tư.

Tìm hiểu Option contract là gì.
1. Option contract là gì?
Option contract hay còn gọi là hợp đồng quyền chọn. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 64, Luật thương mại năm 2005 về hợp đồng quyền chọn thì Option contract được hiểu là hợp đồng thỏa thuận về bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền).
Các tài sản cơ sở của Option contract có thể là cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, vàng, đá quý… và bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Các loại Option contract phổ biến và đặc điểm
Option contract là công cụ tài chính hữu ích giúp nhà đầu tư giảm thiểu các rủi ro khi kinh doanh. Việc hiểu, tận dụng tối đa tiềm năng của loại hợp đồng này là vô cùng quan trọng giúp các nhà đầu tư thành công.
2.1 Các loại Option contract
Trên thực tế qua quá trình hoạt động các Option contract được phân loại theo nhóm đặc điểm giúp các bên tham gia hợp đồng dễ dàng lựa chọn loại hợp đồng quyền chọn phù hợp.
Theo tính chất mua bán có hai loại hợp đồng quyền chọn sau:
- Quyền chọn mua (Call option): Hợp đồng cho phép người mua có quyền mua một tài sản cơ sở với giá thực hiện đã định trước.
- Quyền chọn bán (Put option): Hợp đồng cho phép người mua có quyền bán một tài sản cơ sở với giá thực hiện đã định trước.
Theo đặc điểm địa lý có 2 loại hợp đồng quyền chọn gồm:
- Quyền chọn kiểu Mỹ: Có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào trước ngày đáo hạn.
- Quyền chọn kiểu Châu Âu: Chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn.

Các loại Option contract.
Có đa dạng các Option contract giúp cho các nhà đầu từ dễ dàng lựa chọn loại phù hợp với trường hợp của mình. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có các kiến thức rộng.
2.2 Đặc điểm chính của Option contract
Khi sử dụng các hợp đồng quyền chọn cần nắm rõ đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng này. Người mua quyền chọn có quyền thực hiện hợp đồng (mua hoặc bán tài sản cơ sở) nhưng không bắt buộc phải thực hiện. Đây là điểm khác biệt lớn so với hợp đồng tương lai (Futures contract), nơi cả hai bên đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Option contract
Căn cứ theo Điều 64, Luật thương mại năm 2005 quyền và nghĩa vị của các bên trong Option contract – hợp đồng quyền chọn như sau:
- Bên giữ quyền chọn mua:
- Có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng.
- Nếu bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cho bên giữ quyền chọn mua. Nếu bán không có hàng hóa để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.
- Bên giữ quyền chọn bán:
- Có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng.
- Nếu bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán.
- Nếu bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.
- Bên mua quyền chọn: phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Các bên sẽ thỏa thuận số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn.
- Hợp đồng hết hiệu lực: hợp đồng hết hiệu lực nếu bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực.
4. Ưu và nhược điểm của Option contract
Các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận về việc mua bán trong hợp đồng quyền chọn. Tuy nhiên, hợp đồng cần đảm bảo tuân thủ các quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ các bên không làm mất đi tính chất của hợp đồng quyền chọn.
Ưu điểm của Option contract | Nhược điểm của Option contract |
– Linh hoạt: Có nhiều loại hợp đồng quyền chọn với các đặc điểm khác nhau, cho phép nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với chiến lược đầu tư của mình.- Đòn bẩy: Với một khoản tiền đầu tư nhỏ, nhà đầu tư có thể kiểm soát một lượng tài sản lớn.- Chủ động giảm rủi ro: Hợp đồng quyền chọn có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào thị trường tài chính.- Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn: Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư kiểm soát một lượng lớn tài sản với số vốn tương đối nhỏ. | – Rủi ro cao: Giá trị của hợp đồng quyền chọn có thể giảm xuống 0 nếu không được thực hiện.- Phức tạp: Hợp đồng quyền chọn có tính phức tạp cao, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên môn.- Chi phí: Phí mua quyền chọn có thể khá cao. |
Nắm được các ưu nhược điểm của Option contract là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định lựa chọn phù hợp. Theo đó, tránh các rủi ro và tăng khả năng sinh lợi trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính phức tạp nhưng rất hữu ích cho các nhà đầu tư muốn tăng cường hiệu quả đầu tư và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, trước khi tham gia giao dịch, bạn cần hiểu rõ về các rủi ro liên quan và tìm hiểu kỹ về thị trường tài chính. Tham khảo website https://baohiemxahoidientu.edu.vn/ để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.