Rất nhiều người lao động nghỉ phép dài ngày do ốm đau, công việc gia đình hoặc công việc cá nhân. Thời gian nghỉ kéo có thể kéo dài 1 tháng hoặc nhiều tháng, tuy nhiên khi người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên người lao động cần lưu ý các chế độ đóng BHXH.
1. Trường hợp người lao động được nghỉ phép
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 ban hành ngày 20/11/2019, người lao động ngoài chế độ được được nghỉ vào các ngày lễ tết còn có chế độ nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng và không hưởng lương.
Trường hợp nghỉ phép hàng năm:
Căn cứ vào Điều 113, Bộ luật lao động 2019 quy định các ngày nghỉ phép hàng năm như sau: Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Lưu ý: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương:
Căn cứ vào Điều 115, Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
- Được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn và phải thông báo với người sử dụng lao động.
Lưu ý:
- Các ngày nghỉ phép hàng năm được phép nghỉ dưới hình thức nghỉ liền hoặc nghỉ cộng dồn trong 1 năm tùy vào người lao động và sắp xếp công việc của người sử dụng lao động.
- Nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
2. Những lưu ý người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng
Đa số người lao động đều nắm được quy định nghỉ các ngày lễ tết và nghỉ phép được hưởng lương. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp NLĐ buộc phải nghỉ từ 14 ngày trở lên, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia BHXH cũng như các chế độ BHXH thực tế khi xét hưởng.
2.1 Nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng không hưởng lương
Theo Khoản 4, Điều 42, Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định đối với trường hợp người lao động xin nghỉ không hưởng tiền lương như sau:
“Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”.
Như vậy NLĐ xin nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng sẽ không được doanh nghiệp đóng BHXH tháng đó, đồng thời khi tính hưởng các chế độ BHXH thì NLĐ bị trừ thời gian này ra.
2.2. Nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ vào Khoản 5, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 quy định trường hợp NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau như sau:
“Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT”.
Theo quy định trên NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng vẫn được hưởng nguyên quyền lợi BHYT. Tuy nhiên, vì trong thời gian nghỉ này NLĐ không phải đóng BHXH nên không được tính vào thời thời gian tham gia BHXH để hưởng các chế độ BHXH khác.
2.3. Nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hưởng chế độ thai sản
Tại Khoản 6, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định đối với trường hợp NLĐ nghỉ hưởng chế độ thai sản trên 14 ngày như sau:
“Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động”
Như vậy, nghỉ chế độ thai sản NLĐ được bảo vệ quyền lợi ở mức cao nhất, NLĐ không phải đóng BHXH mà vẫn được tính vào thời gian tham gia BHXH. Tuy nhiên, nếu hợp đồng lao động (HĐLĐ) hết thời hạn trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.
Nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng người lao động cần lưu ý trong trường hợp khác nhau để tính thời gian tham gia BHXH. Đồng thời nắm rõ quy định về chế độ nghỉ để được đóng BHXH sao cho có lợi nhất. Mọi hỗ trợ tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến chế độ BHXH người lao động vui lòng liên hệ đến đường dây nóng của Bảo hiểm xã hội điện tử eBH :
- Miền Bắc: 1900558873
- Miền Nam/Trung: 1900558872
Trân trọng cảm ơn!