Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân

Đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không còn xa lạ với rất nhiều lao động hiện nay. Tuy nhiên, năm 2021, mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân? Theo quy định mới nhất người lao động được tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, như vậy trong nhiều trường hợp người lao động sẽ không phải đóng thuế TNCN.

1. Căn cứ pháp lý mức lương phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Mức đóng thuế thu nhập cá nhân cho từng trường hợp sẽ được căn cứ vào 3 văn bản pháp luật sau:

  • Luật số: 04/2007/QH12 – Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 21/11/2007
  • Luật số: 26/2012/QH13 – Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012.
  • Luật số: 71/2014/QH13 – Luật sửa đổi, bổ sung một số của các luật về thuế ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  • Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ban hành ngày 2/6/2020 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

2. Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định mới của Luật Thuế thu nhập cá nhân mức giảm trừ gia cảnh cho cả người nộp thuế và người phụ thuộc đã tăng lên. Cụ thể, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ban hành ngày 2/6/2020 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân như sau:

  • Bản thân người nộp thuế: Tăng từ mức 09 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) lên mức 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm). Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế tăng 03 triệu đồng/tháng.
  • Người phụ thuộc: Tăng từ mức 3,6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc lên 4,4 triệu đồng/tháng, tăng 800.000 đồng.

Như vậy, khi người lao động không được giảm trừ gia cảnh thì mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân ở thời điểm hiện là 11 triệu đồng/ tháng. Với mỗi người phụ thuộc người lao động được giảm 4,4 triệu đồng/tháng.

 

Mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân ở thời điểm hiện là 11 triệu đồng/ tháng.

Xem thêm: Lương gross là gì? phân biệt lương gross và lương net

2.1 Công thức tính thuế thu nhập cá nhân 

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

– Nếu người lao động là cá nhân không cư trú tại Việt Nam, thuế TNCN được tính theo công thức:

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%

– Nếu người lao động là cá nhân cư trú tại Việt Nam:

  • TH1: Nếu hợp đồng lao động < 3 tháng, mức lương chi trả ≥ 2 triệu đồng/tháng, thuế thu nhập cá nhân sẽ tính theo thuế suất toàn phần.
Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 10%
  • TH2: Nếu hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt Nam thì tính theo biểu luỹ tiến từng phần.

Đơn vị tính VN đồng.

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Số thuế TNCN phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 triệu đến 10 triệu  10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 triệu 10% TNTT – 0,25 triệu
3 Trên 10 triệu đến 18 triệu 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 triệu 15% TNTT – 0,75 triệu
4 Trên 18 triệu đến 32 triệu 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 triệu 20% TNTT – 1,65 triệu
5 Trên 32 triệu đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 triệu 25% TNTT – 3,25 triệu
6 Trên 52 triệu đến 80 triệu 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 triệu 30 % TNTT – 5,85 triệu
7 Trên 80 triệu 35% 18,15 triệu  + 35% TNTT trên 80 triệu 35% TNTT – 9,85 triệu

2.2 Các khoản thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ 

Khi tính mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập tính thuế được xác định theo công thức:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:

  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa:
  • Phụ cấp điện thoại: Phải được quy định theo quy chế công ty;
  • Phụ cấp xăng xe, đi lại: Phải được quy định theo quy chế công ty;
  • Phụ cấp trang phục
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
  • Tiền công tác phí.
  • …..

Các khoản giảm trừ  bao gồm:

  • Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế
  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
  • Bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện
  • Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Như vậy, nếu mức lương người lao động nhận được có tổng thu nhập chịu thuế lớn hơn tổng các khoản giảm trừ thì người lao động mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là chia sẻ về mức lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân từ BHXH điện tử eBH. Người lao động có thể căn cứ vào cách tính thuế thu nhập cá nhân để tính mức lương cho mình. 

TIN TỨC MỚI NHẤT

Một trả lời tới to “Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.