Mức đóng kinh phí công đoàn năm 2020 được người lao động và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Không đóng kinh phí công đoàn có bị phạt không? Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề này ngay sau đây.
1. Kinh phí công đoàn là gì?
Bên cạnh chi phí đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cũng là một trong những khoản tiền quan trọng mà doanh nghiệp và người lao động phải đóng hàng năm.
Kinh phí công đoàn là nguồn phí đó do người sử dụng lao động và người lao động đóng nhằm duy trì các hoạt động công đoàn như: tuyên truyền, tổ chức hoạt động, bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động
Đối tượng phải tham gia đóng kinh phí công đoàn là doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc người lao động không phân biệt có tổ chức công đoàn hay chưa có tổ chức công đoàn gồm:
- Tổ chức hoặc đơn vị thuộc cơ quan nhà nước , đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị,
- Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập;
- Doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo quy định luật doanh nghiệp;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các tổ chức khác mà có nhu cầu và đang sử dụng lao động.
2. Mức đóng đoàn phí kinh phí công đoàn năm 2020
Căn cứ vào Điều 4, Nghị định 191/2013/NĐ-CP kinh phí công đoàn được quy định như sau:
- Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị dù thành lập công đoàn cơ sở hay không đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.
Trong đó, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định. Với quy định này, có thể thấy, mức trích nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp không chịu tác động trực tiếp của việc tăng lương cơ sở.
Tuy nhiên, dựa trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thì mức trích nộp này sẽ thay đổi nếu doanh nghiệp tăng mức lương tháng đóng BHXH cho người lao động.
Có thể thấy, việc tăng lương cơ sở không chỉ tác động đến tiền lương, mức đóng, mức hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới các khoản đóng góp khác của người lao động cũng như doanh nghiệp.
3. Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn
Theo quy định trên thì doanh nghiệp bắt buộc phải nộp kinh phí công đoàn cho người lao động. Nếu doanh nghiệp không nộp kinh phí công đoàn thì theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP tại Điều 1, Khoản 24c quy định về xử lý vi phạm về đóng phí công đoàn như sau:
- Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
- Tối đa mức phạt không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Trên đây bảo hiểm xã hội điện tử đã cung cấp thông tin việc đóng quỹ công đoàn rất quan trọng nhằm duy trì tổ chức công đoàn và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Mức đóng kinh phí công đoàn không cao vì vậy các doanh nghiệp, tổ chức lưu ý cần thực hiện đúng quy định của Pháp luật về đóng quỹ tránh trường hợp bị phạt tổn thất đến lợi ích của doanh nghiệp và tổ chức. Mọi thắc mắc về kinh phí công đoàn doanh nghiệp và bạn đọc có thể liên hệ theo đường dây nóng 1900558873 hoặc 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.