Lưu ý các trường hợp vi phạm về bảo hiểm y tế và mức phạt vi phạm về BHYT theo Nghị Định 117/2020/NĐ-CP ban hành ngày 28/9/2020. Để đảm bảo lợi ích cho người lao động và người dân nói chung các đơn vị doanh nghiệp cần thực hiện đúng Pháp luật về BHYT.
Các hình thức xử phạt vi phạm BHYT có thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung khác: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc trục xuất.
1. Lưu ý các trường hợp vi phạm về BHYT và mức phạt vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
Căn cứ theo quy định tại Điều 80, Nghị Định 117/2020/NĐ-CP, vi phạm quy định về đóng BHYT các cá nhân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính.
1.1 Mức xử phạt quy định về đóng BHYT
Mức phạt hành chính về đóng BHYT cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng đối với hành vi không đóng BHYT của đối tượng bắt buộc tham gia BHYT.
– Phạt tiền đối với hành vi không đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia BHYT của người sử dụng lao động, đóng BHYT không đủ số người bắt buộc tham gia BHYT của người sử dụng lao động, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
- Phạt từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
- Phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
- Phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
- Phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
- Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
- Phạt từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
– Phạt tiền đối với hành vi đóng BHYT không đủ số tiền phải đóng theo một trong các mức sau đây:
- Từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
- Phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
- Phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
- Phạt từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
- Phạt từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
- Phạt từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế.
1.2 Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về đóng BHYT
Khi bị phát hiện các hành vi vi phạm quy định về đóng BHYT các đơn vị và doanh nghiệp vi phạm sẽ bị cơ quan chức năng xử lý như sau:
- Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ BHYT đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 80, Luật này.
2. Lưu ý các trường hợp vi phạm về BHYT và mức phạt vi phạm quy định về sử dụng thẻ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh
Căn cứ theo quy định tại Điều 84, Nghị Định 117/2020/NĐ-CP đối tượng vi phạm về sử dụng thẻ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh bị xử lý như sau:
Vi phạm khi sử dụng thẻ BHYT, mượn thẻ và cho mượn thẻ BHYT.
2.1 Mức phạt vi phạm quy định về sử dụng thẻ BHYT
Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
- Phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;
- Phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
2.2 Các biện pháp khắc phục hậu quả
Đối tượng vi phạm về việc sử dụng thẻ BHYT sẽ bị buộc phải thực hiện các quy định sau:
- Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
- Bị phạt tới 5 triệu đồng khi cho mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh.
Trên đây là các mức phạt vi phạm về BHYT thường gặp nhất mà các cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp mắc phải. Để không gây ra những thiệt hại về tài chính chúng ta cần chủ động hơn trong việc thực hiện đúng Luật pháp về BHYT.
Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ đường dây nóng 24/7 của BHYT:
- Miền Bắc: 1900558873
- Miền Nam: 1900558872
Bảo hiểm xã hội eBH tư vấn miễn phí 24/7 các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT và các nghiệp vụ khai BHXH điện tử.