Đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước lương được tính dựa trên bậc lương và được điều chỉnh theo rất nhiều các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất công việc, sự chênh lệch giữa lương tối thiểu và lương tối đa, các yếu tố về đặc điểm định hướng của doanh nghiệp.
Khái niệm về bậc lương, cách tính lương theo bậc lương.
1.Bậc lương là gì
Bậc lương được sử dụng trong các thang, bảng lương là yếu tố tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức tối đa ở trong mỗi ngạch lương. Sự biến thiên của bậc lương đủ để tạo ra sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý và công bằng, kích thích nhân viên làm việc tăng hiệu suất công việc.
Bậc lương được sắp xếp theo thứ tự tăng dần ở mỗi ngạch lương trong thang bảng lương, bậc lương càng cao tương ứng với mức hệ số càng cao. Người lao động luôn hướng đến việc tăng bậc lương để hưởng mức lương cao hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử eBH
2. Bậc lương trong ngạch lương
Ngạch lương được xây dựng để phân biệt trình độ và vị trí việc làm của mỗi cá nhân trong một tổ chức, công ty. Có nhiều cấp ngạch lương khác nhau tương ứng với mỗi trình độ khác nhau nhằm phân cấp công việc cần làm và quản trị.
Trong mỗi ngạch lương lại có các bậc lương khác nhau. Cùng một bậc lương nhưng ở ngạch cao hơn thường sẽ có hệ số lương cao hơn.
Bậc lương trong ngạch lương.
Trước đây, theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2004 thì hệ số lương cao đẳng, đại học và trung cấp sẽ được phân chia khác nhau. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/07/2013, các công ty và doanh nghiệp đều sẽ phải áp dụng thống nhất thang lương và bảng lương theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14/05/2013 của chính phủ. Căn cứ vào nghị định này thì các bảng lương, thang lương được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp đơn vị thuộc Nhà nước.
3. Cách tính lương theo bậc lương mới nhất
Cách tính lương theo bậc lương được áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, các đơn vị thuộc cơ quan cơ yếu của nhà nước, lực lượng an ninh quốc phòng… được tính lương dựa trên ngạch lương.
Cách tính lương theo bậc lương mới nhất.
Cách tính lương theo bậc lương như sau:
Bước 1: Xác định bậc lương trong nhóm ngạch của mình
Bước 2: Xác định hệ số lương tương ứng với mỗi bậc lương
Bước 3: Tính mức lương của bạn
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó:
– Mức lương cơ sở: là mức lương tính theo tháng được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định.
– Hệ số lương hiện hưởng: được tính theo từng ngạch và từng cấp tương ứng
Căn cứ vào khoản Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 38/2019/NĐ-CP từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở được áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng (thay cho mức lương cơ sở cũ là 1.390.000 đồng/tháng).
Từ ngày 1/7/2020 mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng lên mức 1,6 triệu đồng/tháng căn cứ theo Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 vừa được Quốc hội thông qua ngày 12/11/2019.
Trên đây là những thông tin về bậc lương và các tính lương theo bậc giúp bạn có thể tự tính được lương cho mình và người thân. Để được tăng bậc lương có nguồn thu nhập tốt hơn người lao động cần phải cố gắng làm việc nâng cao tay nghề, đặc biệt thi chuyển ngạch lương để được xét mức bậc lương tốt hơn. Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn gì thêm các bạn có thể gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 1900 558873 hoặc 1800558872 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.