Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh nhất

   Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? Vì một vài lý do mà bạn muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần tuy nhiên nếu không biết mình sẽ nhận được bao nhiêu thì có thể tham khảo hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh nhất

1.Các trường hợp được nhận BHXH một lần theo quy định

Các trường hợp được nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được quy định tại Khoản 1, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP ban hành ngày  11/11/2015. Theo đó người lao động được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 2 của Nghị định này có yêu cầu được nhận BHXH một lần nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3, Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

– Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

– Ra nước ngoài để định cư;

– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

2. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Vì nhiều lý do người lao động muốn được nhận BHXH 1 lần, tuy nhiên việc nhận bảo hiểm xã hội 1 lần thường sẽ làm cho lợi ích của người lao động bị giảm xuống.

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần phụ thuộc vào 2 yếu tố mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và thời gian tham gia đóng BHXH.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo công thức:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Trong đó:

  • Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
  • Thời gian tham gia BHXH: thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là một năm.

Trong đó: 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Mức đóng BHXH*Mức điều chỉnh hàng năm

Căn cứ vào Điều 2, Điều 3 Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH quy định về bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần áp dụng cho các đối tượng được quy định cụ thể trong thông tư này.

Theo nội dung quy định tại Điều 2, tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Mức điều chỉnh 4,72 4,01 3,79 3,67 3,41 3,26 3,32 3,33 3,20 3,10 2,88 2,66 2,47
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Mức điều chỉnh 2,28 1,86 1,74 1,59 1,34 1,23 1,15 1,11 1,10 1,07 1,04 1,00 1,0

Trong trường hợp người lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện có cách tính BHXH riêng. Căn cứ theo nội dung Điều 3, Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Mức điều chỉnh 1,86 1,74 1,59 1,34 1,23 1,15
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Mức điều chỉnh 1,11 1,10 1,07 1,04 1,00 1,00

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 4, Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 1/1/2019 như vậy, theo quy định thì bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần được áp dụng kể từ ngày 1/1/2019.

Sau khi hoàn thành hồ sơ và các thủ tục cần thiết để hưởng BHXH 1 và nộp hồ sơ theo quy định bạn phải chờ để giải quyết hồ sơ. Căn cứ vào Điều 110, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người đủ điều kiện hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và tổ chức chi trả bảo hiểm cho người lao động.

Trên đây bảo hiểm xã hôị điện tử là cách tính bảo hiểm xã hội một lần nhanh theo quy định, quý vị và các bạn có thể tham khảo để tính mức hưởng BHXH 1 lần cho mình và người thân. Lưu ý nên tính toán lợi ích giữa việc nhận BHXH 1 lần ở các mốc thời gian để có thể cân đối và lựa chọn phương án có lợi nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.