Hợp đồng thanh lý khi nào? Trình tự, quy định thanh lý hợp đồng

Hợp đồng thanh lý là gì, đây là cụm từ không còn được đề cập đến trong Bộ luật lao động mới nhất, thay vào đó là cụm từ chấm dứt hợp đồng. Mời quý độc giả cùng tìm hiểu về các quy định và trình tự khi chấm dứt hợp đồng qua bài viết bên dưới.

Thanh lý hợp đồng là gì? Hợp đồng thanh lý khi nào?

Hợp đồng thanh lý trong tình huống nào?

Cụm từ “thanh lý hợp đồng kinh tế” lần đầu xuất hiện trong Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế năm 1989. Thanh lý hợp đồng được hiểu là một biên bản ghi lại sự kết thúc của một hợp đồng được ký kết hợp đồng về quyền và nghĩa vụ thực hiện công việc nào đó bởi các bên. Khi hợp đồng được thanh lý, các bên sẽ bàn giao lại những quyền và nghĩa vụ của hợp đồng cũng như nhận lại những vật tư, nguyên liệu, máy móc (nếu có). 

Tuy nhiên, Pháp lệnh này đã hết hiệu lực vào ngày , khi Quốc hội ban hành Luật thương mại và Bộ luật dân sự 2015. Cụm từ “ hợp đồng thanh lý” không còn được đề cập tới trong Bộ luật dân sự 2015 nữa. Thay vào đó là cụm từ “chấm dứt hợp đồng” cũng được hiểu là hợp đồng được thanh lý.

Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định, hợp đồng được chấm dứt (thanh lý) trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng đã được hoàn thành

– Hợp đồng thanh lý theo sự thỏa thuận của các bên.

– Cá nhân thực hiện giao kết hợp đồng chết; Pháp nhân giao kết hợp đồng không còn tồn tại trong khi hợp đồng đó phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.

– Một bên hủy hợp đồng, muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Đối tượng hợp đồng không còn, hợp đồng không thể thực hiện được.

– Chấm dứt hợp đồng theo phán quyết của Tòa án, được quy định tại điều 420, Bộ luật dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Phần mềm hợp đồng điện tử, hợp đồng điện tử

Hợp đồng thanh lý và một nguyên tắc theo quy định

Ngoài việc hợp đồng thanh lý vẫn phải đảm bảo các quy định của việc ký kế hợp đồng thông thường, doanh nghiệp cũng cần chú ý những điểm dưới đây.

Điều 423, Bộ luật dân sự 2015 đưa ra một số nguyên tắc, quy định về việc hủy bỏ hợp đồng như sau:

– Bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại nếu:

+ Bên B phạm phải những điều kiện hủy bỏ trong hợp đồng đã ký kết, thỏa thuận.

+ Bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến việc bên B không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

– Bên A phải thông báo ngay cho bên B biết về việc hủy bỏ. Nếu bên A không thông báo kịp thời mà gây thiệt hại cho bên B thì bên A phải bồi thường.

Thủ tục giải quyết các hợp đồng thanh lý

Quy trình giải quyết chấm dứt hợp đồng

Các bên thỏa thuận hợp đồng thanh lý

– Thông thường, khi thực hiện xong nghĩa vụ có trong hợp đồng, hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng. Bản hợp đồng thanh lý được soạn sẵn (dự thảo), hai bên xem xét và tiến hành hoàn tất kiểm kê để đi đến chấm dứt hợp đồng.

Tuy nhiên, đối với trường hợp một bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, cần xem xét những thông tin dưới đây.

Một bên đơn phương thanh lý hợp đồng

– Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Ngay khi bên A thực hiện thanh lý hợp đồng thì phải báo ngay cho bên B về hợp đồng thanh lý. Nếu bên B không được thông báo dẫn đến thiệt hại thì phải bồi thường.

– Ngay tại thời điểm bên B nhận được hợp đồng thanh lý, hợp đồng được coi là chấm dứt. Lúc này, các bên không cần phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà chỉ thực hiện các thỏa thuận về vi phạm, thỏa thuận về giải quyết tranh chấp, và các yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan. Đồng thời, bên thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu thanh toán cho phần nghĩa vụ đã thực hiện của mình.

– Bên thiệt hại nhận bồi thường từ bên kia (bên không thực hiện đúng nghĩa vụ).

– Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng phải dựa trên căn cứ, theo quy định của pháp luật. Các trường hợp tự ý chấm dứt hợp đồng và thanh lý hợp đồng được xe là vi phạm nghĩa vụ, không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Lúc này, bên chấm dứt phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.

Thời hạn thanh lý hợp đồng

Thời gian thanh lý hợp đồng dựa vào tiến độ bàn giao và thỏa thuận của hai bên.

Đối với những trường hợp khởi kiện về hợp đồng, Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp trong vòng 3 năm tính từ ngày bên A (người có quyền) yêu cầu được biết hoặc phải biết về sự xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 429, Bộ luật dân sự 2015).

Xem thêm: Biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất hiện nay

Trên đây https://baohiemxahoidientu.edu.vn/ cung cấp những thông tin, quy định mới nhất về việc chấm dứt hợp đồng hay còn được hiểu là hợp đồng thanh lý là gì. Hy vọng bạn đọc đã có cho mình những thông tin cần thiết. Mọi thắc mắc về hợp đồng cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.