Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Vai trò của hợp đồng mua bán

Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa được diễn ra hàng ngày và thường xuyên. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa được sử dụng ngày càng phổ biến bảo vệ lợi ích của các bên. Vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Vai trò của hợp đồng mua bán trong kinh doanh giúp 

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Từ khái niệm về hợp đồng này ta có các khái niệm về hợp đồng theo tính chất giao dịch trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa.

Tìm hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là gì.

1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một thỏa thuận pháp lý giữa bên mua và bên bán mà đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, đồng thời nhận tiền thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền và nhận hàng hóa theo theo thỏa thuận. 

>>> Xem thêm: Ký hợp đồng online: Nâng cao hiệu quả, tối ưu chi phí.

1.2 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán có thể giao kết dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy vào đặc điểm hàng hóa, giá trị giao dịch. Cụ thể có:

  • Hợp đồng văn bản: Thường áp dụng cho các giao dịch mua bán hàng hóa có giá trị hợp đồng lớn như mua bán nguyên vật liệu xây dựng, mua bán ô tô, xe máy, mua bán mặt hàng thời trang…
  • Hợp đồng lời nói: Thường áp dụng với các trường hợp mua bán nhỏ lẻ tại các quầy hàng, chợ, quán ăn…
  • Hợp đồng hành vi: Thường áp dụng đối với các giao dịch mà chủ thể hợp đồng quen biết nhau, có độ uy tín cao.

Lưu ý: Trong trường hợp pháp luật có yêu cầu về hình thức hợp đồng đối với một số loại hàng hóa mang tính chất đặc biệt, hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi giao kết đúng quy định về hình thức. 

2. Hợp đồng mua bán thuộc loại hợp đồng song vụ

Theo Điều 402, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại hợp đồng dân sự chủ yếu như sau:

“Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:

1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”

Theo quy định trên, có thể thấy hợp đồng mua bán thuộc loại hợp đồng song vụ. Bản chất của hợp đồng mua bán là một hợp đồng dân sự mang tính vừa mang tính chất thương mại do đó có các đặc điểm của một hợp đồng dân sự và hợp đặc điểm của hợp đồng thương mại điển hình.

  • Tính pháp lý: Hợp đồng mua bán hàng hóa là một dạng hợp đồng dân sự, được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Hợp đồng xác lập các quyền và nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý cho bên mua và bên bán.
  • Tự do thỏa thuận: Hợp đồng mua bán có đặc điểm được tự do thỏa thuận điều kiện hợp động, hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán… Tuy nhiên, các thỏa thuận cần tuân thủ quy định của pháp luật.
  • Đối tượng hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa và thường được xác định rõ về số lượng, khối lượng, chất lượng, quy cách, bao bì…

Ngoài cách phân loại hợp đồng trên, để thuận tiện cho công việc có thể phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa theo đặc điểm tính chất hàng hóa, theo phạm vi địa lý hay hình thức mua bán như sau:

  • Theo tính chất hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa tiêu dùng, hợp đồng mua bán hàng hóa vật liệu xây dựng, hợp đồng mua bán thực phẩm, hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa đặc biệt (như vũ khí, chất cấm…).
  • Theo phạm vi địa lý: Hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán quốc tế.
  • Theo phương thức mua bán: Hợp đồng mua bán hàng hóa trực tiếp, hợp đồng mua bán hàng hóa qua trung gian, hợp đồng mua bán hàng hóa trên sàn giao dịch điện tử…

3. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh đặc biệt là mua bán, trao đổi hàng hóa luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Hợp đồng mua bán hàng hóa đóng vai trò nền tảng cho sự tin tưởng, góp phần vào sự thành công trong các giao dịch mua bán. 

Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Dưới đây là những vai trò chính của hợp đồng mua bán hàng hóa:

  1. Xác lập và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên

Khi mua bán hàng hóa, các bên xác lập quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Hợp đồng đóng vai trò pháp lý quy định rõ các quyền và nghĩa vụ các bên cần thực hiện. 

  • Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và có quyền nhận đủ tiền thanh toán từ người mua.
  • Bên mua có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn và có quyền sở hữu hàng hóa đúng quy cách, chất lượng như thỏa thuận.

>>> Xem thêm : Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

  1. Căn cứ pháp lý giải quyết các tranh chấp 

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hợp đồng mua bán hàng hóa là căn cứ pháp lý quan trọng để chứng minh sự tồn tại của giao dịch. Các bên sẽ dựa vào hợp đồng để xác định việc vi phạm quyền, nghĩa vụ. 

Trường hợp buộc phải đưa ra tòa án hoặc trọng tài xử lý thì hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp một cách công bằng và khách quan.

  1. Tạo sự tin cậy và minh bạch trong giao dịch

Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện cam kết của cả bên mua và bên bán đối với các điều khoản đã được thống nhất trước pháp luật. Ký hợp đồng giúp tăng cường sự tin cậy giữa các bên, đặc biệt là trong các giao dịch lớn hoặc với đối tác mới. Nó cũng giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch.

  1. Giảm thiểu rủi ro và tránh tranh chấp

Tại hợp đồng mua bán quy định rõ ràng các điều khoản và điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận. Khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng sẽ là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải hoặc tòa án. Do đó đối với các giao dịch có hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giảm đáng kể các rủi ro và tránh tranh chấp cho cả bên mua và bên bán. 

  1. Cơ sở cho việc thực hiện và quản lý giao dịch

Hợp đồng mua bán đóng vai trò như tài liệu hướng dẫn giúp các bên theo dõi và quản lý quá trình thực hiện giao dịch. Từ đó dễ dàng kiểm soát được hiệu quả giao dịch. 

Trên đây https://baohiemxahoidientu.edu.vn/ giúp bạn hiểu rõ hợp đồng mua bán là gì và vai trò của hợp đồng mua bán trong hoạt động kinh doanh giúp các chủ thể tham gia giao dịch bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, đồng thời tránh các rủi ro và tranh chấp không đáng có. Việc ký hợp đồng điện tử khi mua bán hàng hóa cho thấy sự chuyên nghiệp, tăng cường độ tin cậy và uy tín của các bên từ đó là cơ sở để xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài và bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.