Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo quy định như thế nào? Rất nhiều người lao động bị ốm và phải nghỉ trong thời gian dài. Tuy nhiên, chỉ khi NLĐ mắc một số bệnh nhất định mới được hưởng chế độ ốm đau dài ngày.
1. Các bệnh được hưởng chế độ ốm đau dài ngày
Trước khi tìm hiểu về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày thì chúng ta cần nắm được các bệnh được hưởng chế độ ốm đau dài ngày. Căn cứ theo Thông tư 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016, danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày có 332 bệnh, chia thành các nhóm bệnh gồm:
1, Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
2, Bướu tân sinh (Neoplasm)
3, Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
4, Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
5, Bệnh tâm thần
6, Bệnh hệ thần kinh
7, Bệnh mắt và phần phụ của mắt
8, Bệnh lý tai mũi họng
9, Bệnh hệ tuần hoàn
10, Bệnh hệ hô hấp
11, Bệnh hệ tiêu hóa
12, Bệnh da và mô dưới da
13, Bệnh hệ cơ – xương – khớp và mô liên kết
14, Bệnh hệ sinh dục-tiết niệu
15, Bệnh thai nghén, sinh đẻ và hậu sản
16, Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài
17, Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế.
Chi tiết các bệnh được hưởng chế độ ốm đau dài ngày người lao động có thể tải Thông tư 46/2016/TT-BYT để tra cứu.
2. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo quy định
Căn cứ theo quy định của Pháp luật, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày bao gồm:
- Mẫu C70a-HD
- Hồ sơ bệnh án (photo công chứng)
- Giấy ra viện (photo công chứng)
- Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian điều trị ngoại trú
- Các giấy tờ liên quan
Người lao động chuẩn bị các giấy tờ cần thiết nộp cho đơn vị hoặc doanh nghiệp. Đơn vị/ doanh nghiệp lập hồ sơ và nộp lên cơ quan BHXH trong thời hạn không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc.
3. Quyền lợi hưởng chế độ ốm đau dài ngày
Quyền lợi hưởng chế độ ốm đau dài ngày gồm:
- Người lao động được cấp thẻ BHYT do Quỹ BHXH đảm bảo
- Người lao động được nghỉ hưởng chế độ, trợ cấp ốm đau dài ngày
3.1 Người lao động được nghỉ hưởng chế độ
Người lao động nghỉ hưởng tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. Tuy nhiên, thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3.2 Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày
Căn cứ vào thời gian tham gia BHXH các đối tượng sẽ được tính tỉ lệ hưởng như trong bảng sau:
Đối tượng | Tỷ lệ hưởng (t) |
180 ngày đầu | 75% |
Dưới 15 năm đóng BHXH | 50% |
Từ 15 năm đến dưới 30 năm đóng BHXH | 55% |
Từ 30 năm đóng BHXH trở lên | 65% |
Mức hưởng theo tháng:
Mức hưởng đối với bệnh cần chữa trị dài ngày | = | Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Tỉ lệ hưởng (%) | x | Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ |
Mức hưởng theo lẻ ngày:
Mức hưởng | = | Tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 | x | 75% | x | Số ngày nghỉ lẻ |
Lưu ý:
- NLĐ nghỉ ốm từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị thực hiện báo giảm lên cơ quan BHXH đơn vị chọn phương án là nghỉ ốm.
- Thẻ BHYT hết hạn: Các đơn vị có mã giao dịch điện tử với cơ quan BHXH thực hiện gia hạn thẻ trên phần mềm. Các đơn vị không có mã giao dịch điện tử lập Công văn đề nghị kèm danh sách kê khai NLĐ ốm dài ngày nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng cuối cùng của thẻ cũ để được gia hạn tiếp.
- NLĐ sau khi sức khỏe hồi phục quay trở lại làm việc đơn vị báo tăng đi làm lại nếu trước đó đã báo giảm và gửi kèm thẻ BHYT mã ốm đau dài ngày còn giá trị trả cho cơ quan BHXH.
Trên đây là chi tiết về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày người lao động và đơn vị cần lưu ý. Để lập hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày trên phần mềm BHXH điện tử, đơn vị hoặc doanh nghiệp có thể liên hệ đường dây nóng 1900558873/ 1900558872 để được hỗ trợ.