Gộp sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những tình huống rất nhiều người lao động gặp phải. Vậy, tại sao phải gộp sổ và thủ tục gộp sổ bảo hiểm như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tại sao lại phải gộp sổ Bảo hiểm xã hội
Sổ bảo hiểm xã hội rất quan trọng, dùng để ghi chép lại quá trình tham gia BHXH của người lao động và là căn cứ xét hưởng các chế độ BHXH. Theo luật BHXH mỗi người tham gia BHXH đều được cấp 01 sổ BHXH. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như chuyển công tác hoặc thất lạc sổ khiến cho người lao động có 2 sổ BHXH.
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 46, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.”
Bên cạnh đó tại Điều 63, Quyết định 1111/QĐ-BHXH quy định người có 2 sổ BHXH trở lên mà có khoảng thời gian đóng trùng nhau giữa các sổ thì chỉ giữ lại 1 sổ để đóng tiếp. Cơ quan Bảo hiểm sẽ hướng dẫn lựa chọn ưu tiên sổ mà người lao động có lợi hơn như:
- Sổ BHXH ở nơi mà người lao động đang làm việc, các sổ đóng ở tỉnh khác sẽ báo giảm trùng.
- Giữ lại sổ đang hưởng các chế độ như hưu trí, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
- Giữ lại sổ đang hưởng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp 1 lần, chế độ còn lại chưa hưởng.
- Giữ lại sổ có mức lương đóng BHXH cao hơn các sổ BHXH còn lại hoặc có thời gian tham gia bảo hiểm lâu hơn hoặc .
Như vậy, khi có 2 sổ BHXH theo quy định người lao động phải làm thủ tục gộp sổ BHXH theo quy định. Việc gộp sổ BHXH giúp người lao động không bỏ sót thời gian tham gia BHXH và không mất đi lợi ích của mình.
Xem thêm: Thu hồi sổ BHXH trong trường hợp nào?
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội
Người lao động có nhiều hơn 2 sổ BHXH phải làm thủ tục gộp sổ theo quy định của Pháp luật. Thủ tục gộp sổ BHXH cụ thể gồm 3 bước như sau:
Bước 1: Rà soát đối chiếu dữ liệu, thông tin ở các sổ BHXH
Người lao động rà soát đối chiếu dữ liệu, thông tin liên quan đến quá trình tham gia BHXH của người lao động ở các sổ. Đối chiếu dữ liệu thông tin cá nhân và quá trình đóng BHXH, BHTN trên các sổ.
Xác thực các thông tin tham gia BHXH của mình:
- Thông tin cá nhân trên các sổ phải trùng khớp với nhau. Trong trường hợp thông tin sai phải tiến hành điều chỉnh và làm thủ tục gộp sổ, cấp lại sổ BHXH mới.
- Kiểm tra kỹ thời gian tham gia BHXH đảm bảo chính xác. Nếu thời gian tham gia BHXH không chính xác thực hiện điều chỉnh sai sót quá trình tham gia BHXH.
- Trường hợp hai sổ có thời gian tham gia trùng nhau cần yêu cầu cơ quan BHXH hoàn trả tiền đã đóng thừa, nếu không trùng nhau làm thủ tục gộp sổ.
Nếu tham gia BHXH bắt buộc người lao động cần liên hệ với doanh nghiệp, đơn vị để được hỗ trợ. Nếu tham gia BHXH tự nguyện người lao động liên hệ với cơ quan BHXH nơi mình đang sinh sống hoặc làm việc để được hỗ trợ.
Bước 2: Làm hồ sơ gộp sổ BHXH
Sau khi hoàn tất việc rà soát đối chiếu giữa các sổ BHXH người lao động hoặc doanh nghiệp/đơn vị thực hiện làm hồ sơ gộp sổ BHXH.
Hồ sơ gộp sổ BHXH gồm có:
- Mẫu TK1-TS (Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
- Tất cả các sổ BHXH cần gộp
- Mẫu D01-TS (Bảng kê thông tin) (nếu có):
Lưu ý: Ở mẫu Mẫu TK1-TS ghi rõ yêu cầu gộp sổ BHXH vào mục số [14] Nội dung thay đổi, yêu cầu. Ở Mẫu D01-TS người lao động/doanh nghiệp kê khai các giấy tờ làm căn cứ gộp sổ BHXH và điều chỉnh thông tin.
Bước 3: Nộp hồ sơ gộp sổ BHXH
Trường hợp nếu là người lao động tham gia BHXH tự nguyện thì đến tại cơ quan BHXH để nộp. Nếu đang làm việc tại các doanh nghiệp thì doanh nghiệp thì doanh nghiệp/đơn vị sẽ hỗ trợ làm thủ tục gộp sổ BHXH nộp hồ sơ.
- Doanh nghiệp thực hiện nộp chung hồ sơ Điều chỉnh thông tin và Gộp sổ BHXH nếu thông tin cần điều chỉnh là Thông tin cá nhân hoặc Quá trình đóng tại đơn vị hiện tại.
- Nộp hồ sơ điều chỉnh trước trong trường hợp quá trình đóng cần điều chỉnh ở đơn vị cũ hoặc có quá trình tham gia BHXH, BHTN trùng nhau.
Bước 4: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu
Kể từ khi cơ quan Bảo hiểm nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, hồ sơ sẽ được giải quyết trong khoảng thời gian tối đa là 10 ngày.
Trường hợp cần phải xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm của người lao động tại các tỉnh hoặc nhiều doanh nghiệp thì thời gian tối đa là 45 ngày. Cơ quan Bảo hiểm sẽ có văn bản thông báo cụ thể cho trường hợp này.
Người lao động cần thực hiện gộp 2 sổ bảo hiểm sớm để đảm bảo lợi ích cho mình. Đối với các trường hợp có 3 sổ BHXH hoặc nhiều hơn làm tương tự.
Mọi thắc mắc hoặc cần giải đáp các vấn đề liên quan đến BHXH vui lòng liên hệ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH theo đường dây nóng: 1900558873/1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Mẫu đơn xin xác nhận tai nạn để làm bảo hiểm mới nhất
- Quên mã số BHXH làm thế nào?
- Hướng dẫn cách đặt lịch bảo hiểm xã hội chi tiết
- Tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội nhanh: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z
- Cập nhật thông tin liên hệ bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa