Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản

Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động cần đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định này.

Tìm hiểu đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản
Tìm hiểu đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản

1. Chỉ người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới hai hình thức là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Còn BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và được Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chế độ thai sản là chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bảo hiểm xã hội tự nguyện không có. Theo đó chỉ chế độ thai sản chỉ áp dụng cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

2. Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu được hưởng thai sản

Chế độ thai sản được áp dụng cho cả lao động nam và lao động nữ. Tuy nhiên, để hưởng chế độ thai sản người lao động phải đáp ứng các điều kiện cụ thể khác nhau đối với các đối tượng trong từng trường hợp khác nhau.

Lao động nữ sinh con đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
Lao động nữ sinh con đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh

1.1 Chế độ thai sản gồm những gì

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động hưởng chế độ thai sản gồm có:

  • Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
  • Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
  • Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
  • Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
  • Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
  • Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
  • Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Cả lao động nam và lao động nữ khi đáp ứng điều kiện đều có thể hưởng chế độ thai sản theo quy định đặc biệt là trợ cấp thai sản. 

2.2 Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng thai sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản thì thời gian đóng BHXH bắt buộc hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

*Trường hợp 1

Thời gian đóng BHXH hưởng chế độ thai sản: 

  • Đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Đối tượng áp dụng:

  1. Lao động nữ sinh con; 
  2. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; 
  3. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

*Trường hợp 2

Thời gian đóng BHXH hưởng chế độ thai sản: 

  • Đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Đối tượng áp dụng: 

  • Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

*Trường hợp 3

Đối tượng áp dụng:

  • Đối tượng đủ điều kiện thời gian đóng BHXH thuộc Trường hợp 1 và Trường hợp 2 nêu trên đã chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi. 
  • Chế độ thai sản được hưởng gồm: thời gian hưởng chế độ khi sinh con; thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi; trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Lao động nữ đã nghỉ việc sinh con vẫn có thể hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH
Lao động nữ đã nghỉ việc sinh con vẫn có thể hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH

3. Mức hưởng chế độ thai sản 

Mức hưởng chế độ thai sản được tính theo quy định tại Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội như sau: 

  1. Mức hưởng 1 tháng
  • Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
  • Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH áp dụng đối với chế độ thai sản gồm: thời gian hưởng chế độ khi khám thai; chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý;chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai; thời gian hưởng chế độ khi sinh con.
  1. Mức hưởng 1 ngày

Mức hưởng một ngày đối với trường hợp được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày áp dụng đối với trường hợp:

  • Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
  1. Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng trường hợp có ngày lẻ hoặc:

  • Trường hợp hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý 
  • Trường hợp hưởng thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai 

Mức hưởng một ngày trong trường hợp nêu trên được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Trên đây là giải đáp đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản. Bảo hiểm xã hội điện tử hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích, bảo vệ quyền lợi của mình và người thân khi tham gia bảo hiểm xã hội. 

Thu Hương

Có thể bạn quan tâm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.