Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội có thể bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Vậy doanh nghiệp có thể bị xử phạt thế nào?

1. Tại sao doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã được quy định rõ trong Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014. Chính vì thế, đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp và là quyền cơ bản của người lao động.

2. Lợi ích của BHXH

Bảo hiểm xã hội sẽ giúp bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người lao động và gia đình người lao động khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau, …

Ngoài chức năng trên thì bảo hiểm xã hội sẽ phân phối lại thu nhập cho người lao động. Chức năng này thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu nhập theo thời gian. Tức là, người lao động sẽ đóng BHXH để dành hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro hay có vấn đề khác như thai sản, thất nghiệp hay lương hưu sau này…

Bảo hiểm xã hội là một trong những phát minh tuyệt vời và văn minh nhất giúp duy trì sự cân bằng và ổn định đời sống của người lao động, từ đó tạo động lực phát triển chung của nền kinh tế.

> Có thể bạn quan tâm: Hình thức xử phạt đối với doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm xã hội, chậm đóng bảo hiểm cho người lao động và thậm chí trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm xã hội với người lao động do phá sản hoặc giải thể. Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định và tùy theo mức độ.

Tình trạng nợ bảo hiểm xã hội

Ảnh minh họa.

3. Các hình thức xử lý đối với doanh nghiệp nợ BHXH

Theo quy định tại điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nếu vi phạm các điều sau:
  • Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
  • Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Tùy theo mức độ mà doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt theo các hình thức sau:
  • Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
  • Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử eBH, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
  • Số 15, Đặng Thùy Trâm, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
  • Tel: 024.37545222 – Fax: 024.37545223
  • Website: https://ebh.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.