Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc và mức hưởng mới nhất

   Bộ luật lao động 2019 chính thức được ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019 bổ sung cho bộ luật lao động cũ. Tại bộ luật quy định về điều kiện hưởng trợ cấp mất việc và mức hưởng đang được rất nhiều người lao động quan tâm.

Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc và mức hưởng trợ cấp mất việc theo Bộ luật lao động mới.

I. Căn cứ luật xét hưởng trợ cấp mất việc

Có rất nhiều các văn bản pháp luật quy định việc hưởng trợ cấp mất việc cho người lao động. Tùy từng thời kỳ phát triển mà các điều khoản sẽ có những thay đổi phù hợp hơn với các yêu cầu hiện tại. Hiện tại việc xét trợ cấp mất việc cho người lao động sẽ căn cứ vào bộ luật lao động mới nhất cùng các văn bản pháp luật liên quan.

Người lao động thuộc các trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 47, Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ban hành ngày 20/11/2019 thì người lao động được người sử dụng trả trợ cấp khi đảm bảo đủ 2 điều kiện sau:

  • Làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
  • Bị mất việc làm theo quy định tại Khoản 11, Điều 34 của Bộ luật này. 

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thuộc trường hợp mất việc quy định tại Khoản 11, Điều 34 Bộ luật lao động 2019.

Tại Khoản 11, Điều 34 nêu rõ các trường hợp “Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này” thì sẽ được xét hưởng trợ cấp mất việc:

Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật lao động 2019 quy định:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Điều 43. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

  1. Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
  2. Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.
  3. Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.”

II. Mức hưởng trợ cấp mất việc làm 

Sau khi xét đủ điều kiện theo quy định thì người lao động bị mất việc sẽ được tính mức hưởng trợ cấp mất việc. Mức hưởng trợ cấp mất việc làm được tính Căn cứ theo Điều 47, Bộ luật lao động 2019 như sau:

Mức hưởng trợ cấp mất việc làm = Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm x Tiền lương tính hưởng trợ cấp mất việc

Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc được tính như sau:

 TTCMV = T0 – T1 – T2

Trong đó: 

TTCMV : Thời gian làm việc để tính.

T0 : Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động.

T1 : Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

T2 : Thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Mức hưởng tính theo Bộ luật lao động 2019.

Lưu ý:

  • Cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
  • Chính phủ quy định cách tính mức hưởng.

III. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động 

Căn cứ theo quy định tại Điều 48, Bộ luật lao động 2019. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động của các bên như sau:

3.1 Trách nhiệm chung của người lao động và người sử dụng lao động

  • Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động 2 bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. 

Các trường hợp sau có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày:

  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

3.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả

Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán.

Như vậy thông tin bảo hiểm xã hội đưa trên người lao động cần nắm được các điều kiện để được hưởng trợ cấp mất việc để đảm bảo lợi ích cho mình. Tuy nhiên người lao động cũng phải thực hiện trách nhiệm của mình khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.