Hợp đồng thương mại được sử dụng phổ biến trong các giao dịch hiện nay. Hợp đồng thương mại có thể là thỏa thuận giữa hai bên hoặc nhiều bên tham gia nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh. Vậy, hợp đồng thương mại có điểm gì?
Đặc điểm của hợp đồng thương mại.
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Tại Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005 quy định về hoạt động thương mại như sau:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Tại Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư hay xúc tiến thương mại…
Hợp đồng thương mại có thể giao kết dưới dạng hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử. Hiện nay, giao kết hợp đồng thương mại điện tử trở nên phổ biến và được áp dụng ở hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp. Hợp đồng thương mại điện tử đảm bảo:
- Có giá trị pháp lý: Hợp đồng thương mại được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
- Giao kết trên tinh thần tự nguyện giữa các bên.
- Cơ sở để giải quyết tranh chấp: Khi có tranh chấp phát sinh, hợp đồng thương mại sẽ là căn cứ để các bên giải quyết hoặc đưa ra tòa án.
2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại là một trong những hợp đồng điển hình được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hợp đồng thương mại được lập theo quy định chung tuân thủ Pháp luật về thương mại và các văn bản pháp lý liên quan khác. Trường hợp hợp đồng thương mại được lập dưới hình thức điện tử thì tuân thủ các quy định về luật giao dịch điện tử.
2.1 Đặc điểm của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại có các đặc điểm nổi bật sau:
- Chủ thể hợp đồng thương mại
Chủ thể hợp đồng thương mại thường là các thương nhân hoặc một bên là thương nhân. Trong đó, thương nhân được hiểu là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Luật Thương Mại)
- Nội dung hợp đồng thương mại
Nội dung hợp đồng thương mại phải là các nội dung liên quan đến hoạt động thương mại gồm thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
- Hình thức của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại có thể giao kết dưới nhiều hình thức gồm:
- Hợp văn bản: hợp đồng đồng giấy, hợp đồng điện tử;
- Hợp đồng lời nói;
- Hợp đồng xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối tượng của hợp đồng thương mại
Đối tượng của hợp đồng thương mại đa dạng bao gồm:
- Hàng hóa
- Dịch vụ
- Các hoạt động nằm ngoài hàng hóa dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng thương mại bao gồm hàng hóa, dịch vụ.
Có thể hiểu hợp đồng dân sự thông thường đối tượng của hợp đồng thường là hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, đối với hợp đồng thương mại còn có các đối tượng khác không mang tính chất của hàng hóa hay dịch vụ.
Ví dụ:
- Hợp đồng thành lập công ty;
- Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP);
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đối tượng của các loại hợp đồng trên không phải là hàng hóa hoặc dịch vụ mà là một hoạt động mang tính tổ chức nhằm để thực hiện hoạt động thương mại.
2.2 Hợp đồng thương mại mang tính chất của hợp đồng kinh tế
Hợp đồng thương mại là những hợp đồng riêng trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, khi đáp ứng các điều kiện về chủ thể, mục đích và hình thức hợp đồng thì hợp đồng thương mại mang tính chất của một hợp đồng kinh tế. Các bên tự do thỏa thuận việc mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ, hợp tác kinh doanh đảm bảo không trái pháp luật, đạo đức xã hội và trật tự công cộng.
3. Các loại hợp đồng thương mại phổ biến
Các hợp đồng thương mại phổ biến thường gặp gồm:
- Hợp đồng mua bán: Về hàng hóa, dịch vụ…
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ: Về vận chuyển người, vận chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ làm đẹp…
- Hợp đồng đại lý: ví dụ đại diện độc quyền tại vùng/lãnh thổ nào đó
- Hợp đồng cho thuê tài sản: hợp đồng thuê xe, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê máy móc thiết bị…
- Hợp đồng xây dựng: Xây dựng công trình, xây dựng nhà ở
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: hợp đồng liên doanh, liên kết…
4. Lưu ý khi giao kết hợp đồng thương mại
Bên cạnh việc nắm rõ đặc điểm của hợp đồng thương mại các chủ thể khi tham gia hợp đồng cần lưu ý 3 điểm sau:
- Đảm bảo nguyên tắc hợp đồng thương mại
Tại Luật Thương mại năm 2005 quy định 6 nguyên tắc cơ bản mà khi thực hiện các hoạt động thương mại cũng như khi giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại, các chủ thể của hợp đồng thương mại, các thương nhân, các doanh nghiệp phải tuân thủ.
6 nguyên tắc khi giao kết hợp đồng thương mại.
6 nguyên tắc khi giao kết hợp đồng thương mại đó là:
- Nguyên tắc bình đẳng: các chủ thể giao kết hợp đồng thương mại trước pháp luật là bình đẳng;
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện: Các thỏa thuận trong hoạt động thương mại được giao kết trong hợp đồng phải là tự nguyện, không ép buộc;
- Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên;
- Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại: các bên có thể ký hợp đồng điện tử, gửi nhận thông tin bằng dữ liệu điện tử;
- Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại: là áp dụng thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại;
- Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng;
- Nội dung của hợp đồng thương mại
Nội dung của hợp đồng thương mại phải rõ ràng, được quy định cụ thể qua các điều khoản của hợp đồng. Các bên phải có sự ràng buộc thông qua quyền và nghĩa vụ, thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 398, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng và căn cứ theo đặc điểm của thương mại, nội dung chính của hợp đồng thương mại thường gồm:
- Đối tượng của hợp đồng: thương nhân, cá nhân, tổ chức…
- Số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Chữ ký các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Các bên giao kết hợp đồng thương mại có quyền tự do thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật. Hợp đồng thương mại nên có thêm các điều khoản quy định điều kiện chấm dứt hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng bắt buộc giao kết dưới dạng văn bản
Trường hợp các hợp đồng thương mại liên quan đến các hoạt động thương mại mà theo Pháp luật bắt buộc giao kết dưới dạng văn bản thì phải thực hiện giao kết dưới dạng văn bản. Chỉ khi này hợp đồng thương mại mới được pháp luật chấp nhận và có giá trị pháp lý.
Trên đây https://baohiemxahoidientu.edu.vn/ đưa ra đặc điểm của hợp đồng thương mại và những lưu ý mà cá nhân, doanh nghiệp cần nắm được khi giao kết hợp đồng thương mại. Nếu chưa có kinh nghiệm trong giao kết hợp đồng thương mại các chủ thể nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các luật sư và người có kinh nghiệm trong việc giao kết hợp đồng thương mại để tránh các rủi ro.