Chữ ký số được sử dụng phổ biến trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Vậy chữ ký số của ban cơ yếu chính phủ do đơn vị nào cấp? những quy định liên quan đến chữ ký số của ban cơ yếu chính phủ như thế nào?
1. Ban cơ yếu chính phủ và hoạt động của ban cơ yếu chính phủ
Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia do bộ trưởng Bộ quốc phòng trực tiếp quản lý. Ban Cơ yếu Chính phủ là một trong những cơ quan đặc biệt có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật của Đảng và Nhà nước, đồng thời quản lý chuyên ngành về cơ yếu (cơ mật, trọng yếu). Bên cạnh đó có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về cơ yếu… (quy định cụ thể tại Điều 21 Luật Cơ yếu năm 2011).
Chữ ký số ban cơ yếu chính phủ.
Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện các hoạt động cơ yếu theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm (quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Cơ yếu năm 2011).
2. Chữ ký số của ban cơ yếu chính phủ do đơn vị cấp
Chữ ký số là thành phần không thể thiếu hỗ trợ thực hiện giao dịch điện tử giữa các cơ quan đơn vị nhà nước với nhau, giữa các cơ quan đơn vị Nhà nước với các tổ chức, cá nhân. Nhìn vào đặc thù chức năng nhiệm vụ của Ban cơ yếu chính phủ nhiều cá nhân đặt câu hỏi chữ ký số ban cơ yếu chính phủ do đơn vị nào cấp?
Căn cứ theo Điều 57, Nghị Định 130/2018/NĐ-CP quy định:
“Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước nếu áp dụng chữ ký số thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp”
Mặt khác, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là tổ chức trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp chữ ký số cho ban cơ yếu chính phủ.
Như vậy, chữ ký số của ban cơ yếu chính phủ do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp, cung cấp các dịch vụ gồm:
- Tạo và phân phối các cặp khóa.
- Cấp chứng thư số.
- Gia hạn chứng thư số.
- Thay đổi nội dung thông tin của chứng thư số.
- Thu hồi chứng thư số.
- Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
- Dịch vụ công bố và duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số.
- Dịch vụ kiểm tra chứng thư số trực tuyến.
- Cấp dấu thời gian.
3. Thời hạn có hiệu lực của chữ ký số của ban cơ yếu chính phủ
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Nghị Định 130/2018/NĐ-CP quy định thời hạn có hiệu lực của chứng thư số như sau:
- Thời hạn có hiệu lực là 20 năm đối với chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
- Thời hạn có hiệu lực tối đa là 05 năm đối với chứng thư số của thuê bao cấp mới.
- Đối với chứng thư số gia hạn, thời hạn có hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm.
Như vậy, thời hạn chữ ký số có hiệu lực của ban cơ yếu chính phủ (của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ) là 20 năm. Các trường hợp thuê bao được cấp mới hoặc gia hạn sẽ có hiệu lực lần lượt là 5 năm và 3 năm.
Trên đây baohiemxahoi đưa ra thông tin về chữ ký số của ban cơ yếu chính phủ do đơn vị nào cấp. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chữ ký số được sử dụng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước phân biệt với chữ ký số do đơn vị, cá nhân ngoài Nhà nước đang sử dụng.