Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên có điểm gì đặc biệt?

Chính vì sự vất vả này mà chế độ nghỉ thai sản của giáo viên có điểm gì đặc biệt? Giáo viên là một trong những nghề cao quý nhưng lại vô cùng vất vả đặc biệt là đối với các giáo viên nữ. Hàng ngày công việc của họ gắn liền với bụi phấn vì vậy mà ảnh hưởng không ít đến sức khỏe. Nếu như bạn là giáo viên và đang trong độ tuổi sinh nở, hãy đọc ngay để không bỏ lỡ quyền lợi của mình. 

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên.

1. Căn cứ xét chế độ nghỉ thai sản của giáo viên

Giáo viên là một công dân chính vì vậy các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ thai sản đều được hưởng quyền lợi như một công dân bình thường. Việc giải quyết chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức là giáo viên được thực hiện theo Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy định hiện hành khác.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản như sau:

  • Nghỉ 6 tháng đối với lao động nữ sinh con (không phân biệt trước và sau khi sinh). Nghỉ trước sinh không quá 2 tháng.
  • Trong trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng

2. Điểm đặc biệt trong chế độ nghỉ thai sản của giáo viên

Do ngoài đặc thù nghề nghiệp giáo viên có thời gian nghỉ hè khá dài. Nếu thời gian nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ thai sản sẽ có cách tính đặc biệt hơn các đối tượng lao động khác. Cách tính này được quy định tại các văn bản có tính pháp lý.

Giáo viên ngoài việc được hưởng chế độ thai sản chung theo quy định tại Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội thì chế độ nghỉ thai sản của giáo viên còn được điều chỉnh theo các văn riêng như Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT, công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB.

Điểm đặc biệt trong chế độ thai sản của giáo viên.

2.1. Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên đại học cao đẳng

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên đại học, cao đẳng như thế nào? có rất ít các tài liệu nói về chế độ của giáo viên cấp đại học cao đẳng do đặc thù giảng dạy nên sẽ kết hợp với đặc điểm và công việc của từng trường.

Thời gian nghỉ hè đối với giảng viên đại học và cao đẳng không được quy định cụ thể, thời gian nghỉ sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động từng trường một được điều chỉnh theo Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giảng viên.

Chính vì lý do này việc sắp xếp nghỉ hè và nghỉ sinh của các giáo viên đại học, cao đẳng khá dễ dàng hơn tránh trường hợp trùng lịch. Tuy nhiên vì một số lý do nhất định không thể sắp xếp được thì lịch nghỉ thì sẽ được hỗ trợ tiền bồi thường theo quy định của Pháp luật. 

2.2  Chế độ của giáo viên cấp phổ thông

Chế độ của giáo viên phổ thông căn cứ vào khoản Điều 5, Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, Điều 1, Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 09/06/2017 quy định về thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau:

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Chế độ thai sản của giáo viên phổ thông và giáo viên mầm non.

Ngoài ra theo công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 18/8/2017 của Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gửi các Sở GD&ĐT quy định:

– Việc giải quyết chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Bộ luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản quy định hiện hành.

– Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hàng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (Khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 2 tháng đối với giáo viên phổ thông (Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT. Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)

Như vậy trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ luật Lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động. 

Vậy nếu thời gian nghỉ thai sản và thời gian nghỉ hè của giáo viên trùng nhau sẽ có 2 phương án:

  • Phương án 1: Đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ chế độ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ sau khi nghỉ thai sản.
  • Phương án 2: Trường hợp nhà trường không sắp xếp cho bạn nghỉ phép thì sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi thường cho bạn.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính thì mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên.

Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chế độ nghỉ thai sản của giáo viên. Để được hỗ trợ và tư vấn rõ hơn xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng của Bảo hiểm xã hội điện tử eBH 02437545222 hoặc 1900558872. Chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.