Tham gia bảo hiểm y tế mang đến rất nhiều lợi ích cho người dân tuy nhiên một số người rất e ngại vì cho rằng mức đóng bảo hiểm y tế còn cao. Vậy mức đóng bảo hiểm y tế năm 2020 như thế nào? liệu thật sự có phải cao không? Bảo hiểm xã hội điện tử sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về mức đóng bảo hiểm y tế ngay sau đây.
Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2020.
I. Mức đóng bảo hiểm y tế
Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2020 căn cứ vào Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2018 của chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
1. Mức đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế.
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
– Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức…
– Không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT đối với trường hợp người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH.
– Bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động áp dụng đối với người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.
Mức đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.
Mức đóng BHYT của các đối tượng khác:
- Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế đối với hình thức tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Các đối tượng quy định tại Điều 5 (nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình) Nghị định này bao gồm: Người có tên trong sổ hộ khẩu; người có tên trong sổ tạm trú; chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội…
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Căn cứ vào Điểm e, Khoản 1, Điều 7, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5, Nghị định này như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình đóng bảo hiểm y tế theo Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
3. Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
Đối với một số đối tượng nhất đinh sẽ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ nguồn Ngân sách nhà nước. Căn cứ theo Điều 8, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được quy định như sau:
Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ nghèo tại các huyện nghèo theo quy định.
- Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo quy định.
- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
- Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 và 4, Điều 4 Nghị định này.
Lưu ý:
- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại Khoản 1, Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác có quyền xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu.
So với lợi ích từ BHYT mang lại cho người tham gia thì mức đóng BHYT không hề cao, lợi ích của bảo hiểm y tế mang lại là rất lớn đặc biệt là các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia định hiện tại rất có lợi.
Mức đóng BHYT tối thiểu của các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc năm 2020 sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng tăng dẫn đến tăng mức đóng BHYT, tuy nhiên mức tăng này còn khá nhỏ.