Mẫu giấy ra viện là mẫu giấy tờ rất thông dụng trong các trường hợp muốn làm thủ tục liên quan đến chế độ BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN. Vậy để lập mẫu giấy ra viện cần áp dụng theo quy định và mẫu nào? Bạn hãy xem các hướng dẫn sau.
Hướng dẫn cách lập giấy ra viện.
I. Mẫu giấy ra viện là gì?
Mẫu giấy ra viện là mẫu được các bệnh viện sử dụng khi người bệnh kết thúc quá trình điều trị nội trú. Mẫu giấy này thường được trưởng khoa điều trị, giám đốc bệnh viện xác nhận.
Nội dung của mẫu giấy ra viện sẽ bao gồm các thông tin của người bệnh, ngày vào và ngày ra viện,… Các quy định về mẫu giấy ra viện được căn cứ theo Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội, Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành.
II. Hướng dẫn cách lập giấy ra viện theo quy định
Tùy theo từng mẫu giấy ra viện mà các nội dung có thể khác nhau nhưng phải đảm bảo các mục chính dưới đây
1. Mục Mã số BHXH/ Thẻ BHYT
Người lập cần ghi mã số BHXH và mã thẻ BHYT để xác thực các thông tin về quá trình tham gia BHXH hoặc BHYT.
Ghi mã số BHXH hoặc mã thẻ BHYT
2. Mục chẩn đoán của giấy ra viện
Người lập ghi đầy đủ về tình trạng bệnh, cụ thể:
- Mô tả cụ thể về tình trạng bệnh lý, sức khỏe, tên bệnh.
- Nếu mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì cần ghi mã bệnh. Nếu chưa có mã bệnh thì cần ghi tên bệnh.
- Việc ghi tên bệnh và mã bệnh căn cứ theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT ban hành ngày 30/12/2016 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Nếu trường hợp đình chỉ thai nghén: Cần ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén.
3. Phần phương pháp điều trị
Đối với phần phương pháp điều trị, bạn ghi chỉ định điều trị. Nếu trường hợp thực hiện đình chỉ thai nghén cần ghi rõ:
- Thai dưới 22 tuần tuổi: Ghi sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm.
- Thai 22 tuần tuổi trở lên: Ghi rõ là đẻ thường, đẻ mổ hay đẻ thủ thuật.
Trường hợp đình chỉ thai nghén cần ghi rõ ràng.
Việc xác định tuần tuổi của thai kỳ sẽ theo quy định, kết quả siêu âm. Nếu phải đình chỉ thai nghén do mắc bệnh thì ghi là “Phá thai bệnh lý”.
4. Mục ghi chú
Phần này người lập giấy ra viện cần ghi rõ các ghi chú, lưu ý của bác sĩ trong các trường hợp:
- Trường hợp bệnh nhân cần nghỉ ngơi để dưỡng sức hoặc điều trị ngoại trú. Thời gian điều trị hoặc nghỉ ngơi cần được thể hiện rõ ràng. Thời gian này do các bác sĩ chỉ định và không được quá 30 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ dưỡng thai thì cần ghi chú rõ là “nghỉ dưỡng thai”. Thời gian nghỉ dưỡng thai căn cứ vào tình trạng sức khỏe của lao động nữ mang thai, không quá 30 ngày.
- Trường hợp lao động có thai 22 tuần tuổi trở lên phải đình chỉ thai nghén thì cần ghi là đẻ non, con chết.
- Nếu đẻ non thì ghi rõ số con, tình trạng con sau sinh.
- Trường hợp người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi thì cần ghi đầy đủ họ tên cha mẹ hoặc người giám hộ.
5. Mục thời gian
- Ngày, tháng, năm phần chữ ký của trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
- Chữ ký tại phần trưởng khoa phải do trưởng khoa hoặc phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở y tế.
- Phần thủ trưởng đơn vị: Do người đứng đầu cơ sở y tế hoặc người được ủy quyền ký và đóng dấu.
Trên đây là các thông tin hướng dẫn cách lập giấy ra viện theo đúng quy định. Biết cách lập mẫu giấy ra viện sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thành các thủ tục để hưởng nhiều chế độ quan trọng. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất. Nếu bạn đọc quan tâm đến các chủ đề về bảo hiểm y tế có thể tìm hiểu thêm tại đây
Bài viết liên quan
2 Trả lời “Hướng dẫn cách ghi mẫu giấy ra viện theo quy định mới nhất”