Các trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp có thể được coi là một chiếc phao cứu sinh hiệu quả dành cho đối tượng người lao động trong trường hợp họ đang trong tình trạng không có công ăn và việc làm để tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trong bài viế này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là gì và các trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của nhà nước

Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là gì ?

Bảo lưu BHTN hỗ trợ tối đa người lao động

Bảo lưu BHTN hỗ trợ tối đa người lao động

Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp có thể được áp dụng khi người lao động có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp và vì các lý do đặc biệt (sẽ được đề cập đến trong các trường hợp bên dưới) mà người lao động chưa kịp hưởng hoặc bị chấm dứt hưởng trợ cấp thì sẽ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

Theo như quy định của Luật việc làm năm 2013, các trường hợp sau đây người lao động sẽ được bảo lưu thời gian hưởng BHTN:

Trường hợp 1: Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 18 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/03/2015, Sau 2 ngày kể từ ngày ghi hạn đến nhận giấy trả kết quả hưởng BHTN, người lao động không đến lấy thì được xét là không có nhu cầu hưởng BHTN. Sau 7 ngày mà người lao động không có mặt để nhận kết quả thì quyết định giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp của người lao động bị hủy.

Mặt khác, theo Điều 5 của Nghị định này, trường hợp người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp việc làm theo trường hợp trên, khoảng thời gian đóng BHXH chưa được hưởng sẽ được cộng dồn cho các lần kế tiếp. Như vậy, trường hợp người lao động không đến nhận giấy hẹn trả kết quả sau thời gian quy định thì thời gian đóng BHTN sẽ được bảo lưu.

Trường hợp 2: Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 6, Điều 18 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sau 3 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến lấy trợ cấp và cũng không có thông báo bằng văn bản về lý do thì được coi là không có nhu cầu hưởng BHTN. Thời gian được hưởng BHTN của người lao động sẽ được bảo lưu cho những lần hưởng kế tiếp.

Trường hợp 3: người lao động chưa hưởng đủ trợ cấp thất nghiệp

Thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được căn cứ theo tổng thời gian đóng BHXH và tuân theo quy định của Luật Việc làm. Trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm trên 3 năm thì các tháng lẻ chưa tính trợ cấp sẽ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và tính trợ cấp thất nghiệp trong lần hưởng BHTN kế tiếp.

Trường hợp 4: Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 21 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, các trường hợp sau người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng và tiến hành bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp trong lần kế tiếp:

Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động có việc làm

  • Người lao động tìm được việc làm sẽ bị chấm dứt hưởng BHTN và được bảo lưu
  • Người lao động tìm được việc làm mới sẽ không còn nằm trong diện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, bao gồm các đối tượng:
  • Người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không có thời hạn, hợp đồng mùa vụ với đơn vị sử dụng lao động.
  • Người lao động không nằm trong diện ký kết hợp đồng thì được xác định bằng quyết định tuyển dụng,
  • Người lao động đã có việc làm có trách nhiệm thông báo lên trung tâm dịch vụ việc làm mà mình đang làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an

  • Người lao động thực hiện các nghĩa vụ quân sự như nhập ngũ hoặc nghĩa vụ công an sẽ chấm dứt trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn đang trong thời gian hưởng. Thời gian chưa được trợ cấp sẽ được bảo lưu trong lần tiếp theo, ngày thực hiện chấm dứt là ngày bắt đầu thực hiện nghĩa vụ.
  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được bảo lưu thời gian hưởng BHTN

Người lao động đi học với thời hạn từ 12 tháng trở lên

  • Nếu người lao động đi học trong nước thì ngày đi học chính là ngày trong thông báo, quyết định nhập học. Trường hợp đi học ở nước ngoài thì ngày xuất cảnh được xác định là ngày bắt đầu đi học.

Người lao động thuộc diện áp dụng biện pháp giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc, cai nghiện

  • Người lao động thuộc đối tượng áp dụng biện pháp như: đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc hoặc vào trung tâm cai nghiện thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngày áp dụng là ngày được đưa vào diện quản lý theo các quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Tòa án tuyên bố người lao động mất tích

  • Trường hợp người lao động đang trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất tích và đã có thông báo của Tòa án thì sẽ chấm dứt trợ cấp. Ngày áp dụng được xác định ghi trong văn bản của Tòa án.

Người lao động bị tạm giam để điều tra, thi hành án hoặc bị phạt tù

Người lao động đang hưởng chế độ BHTN mà bị cơ quan có thẩm quyền tạm giam để điều tra hoặc thi hành án, phạt tù vì vi phạm pháp luật sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian áp dụng là ngày chấp hành hình phạt.

Kết luận

Như vậy chúng ta đã cùng nhau điểm qua 4 trường hợp bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp hợp lệ và được pháp luật quy định cụ thể trong Luật. Điều này giúp mang lại cho người lao động có thêm nhiều cơ hội để hưởng trợ cấp thất nghiệp tạm thời làm giảm gánh nặng về tài chính trong thời gian nghỉ việc. Mặt khác điều này cũng cho thấy những mặt tích cực của việc tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp của mỗi người lao động bởi không ai có thể đoán trước điều gì sẽ và sắp xảy ra.

Nếu như bạn đọc quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này có thể tìm hiểu thêm tại website bảo hiểm xã hội điện tử eBH – nơi cung cấp những thông tin mới nhất và chính xác nhất về bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng.

Xin cảm ơn

2 Trả lời “Các trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.