Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

   Vì nhiều lý do bạn rơi vào tình trạng thất nghiệp, bạn quan tâm đến việc bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp và điều kiện hưởng.

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Nhắc đến bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) người ta nghĩ đến một phao cứu sinh vô cùng hữu ích trong thời buổi hiện nay, khi giá cả leo thang công việc thì khó khăn.

Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013 bảo hiểm thất nghiệp được định nghĩa như sau:

“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.

Bảo hiểm thất nghiệp có ý quan trọng đối với mỗi lao động, nó sẽ đảm bảo mức sống tối thiểu khi bạn chưa tìm được việc làm phù hợp.

2. Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là như thế nào? Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong một thời gian nhất định vì một lý do chính đáng nào đó bạn ngừng không đóng bảo hiểm thất nghiệp (do được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, do đi nghĩa vụ quân sự, mất tích…) sau đó muốn đóng lại thì được phép bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo theo đúng quy định về thời gian, lý do bảo lưu.

Các trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

2.1 Các trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Các trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định rõ ràng tại khoản 4 Điều 3 của Luật việc làm 2013.

Có 06 trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội gồm:

– Người lao động tìm được việc làm

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

– Đi học với thời gian từ 12 tháng trở lên

– Người lao động chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc.

– Người lao động bị tòa án tuyên bố mất tích.

– Người lao động bị tạm giam hoặc phải chấp hành hình phạt tù.

Như vậy người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc 06 trường hợp trên sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Thời gian bảo lưu BHTN = tổng thời gian đóng BHTN  – thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Lưu ý: Khi tính thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn cần quy đổi theo nguyên tắc cứ 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng 1 tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2.2 Hướng dẫn bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và trường hợp người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ đảm bảo lợi ích cho những người tham gia BHTN tốt hơn.

Để thống nhất được cách làm và phương thức làm, tạo thuận lợi cho cả bên tham gia BHTN và bên cung cấp BHTN, việc bảo lưu BHTN sẽ được thực hiện theo nguyên tắc chung như sau:

Hướng dẫn bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.

– Xin giấy xác nhận thời gian đóng BHTN

Khi bạn kết thúc đợt hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn cần thông báo lên cơ quan BHXH cấp huyện nơi chi trả trợ cấp thất nghiệp nơi bạn đang hưởng. Sau khi nhận được thông báo căn cứ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện cấp Giấy xác nhận thời gian đóng BHTN (mẫu số C15-TS).

– Nộp giấy xác nhận thời gian đóng BHTN và đóng BHTN để làm căn cứ cho lần sau

Khi người lao động tiếp tục tham gia BHXH, BHTN phải nộp giấy xác nhận thời gian đóng BHTN cho cơ quan BHXH để bảo lưu thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp trên sổ BHXH để làm căn cứ tính hưởng trợ cấp thất nghiệp lần sau.

Thời gian bảo lưu BHTN được tính bằng thời gian đóng BHTN trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đảm bảo nguyên tắc 1 tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với 12 tháng đóng BHTN.

3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Không phải ai tham gia bảo hiểm thất nghiệp đều được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 như sau:

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

“1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

        a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

      b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Những chia sẻ của baohiemxahoidientu.edu.vn trong bài viết ngày hôm nay hy vọng hữu ích cho các bạn. Mọi tư vấn và thắc mắc của quý vị xin gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH số 11 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy- Hà Nội. Điện thoại đường dây nóng miền Bắc 02437545222; miền Nam 1900558872.

Trân trọng cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và ủng hộ cho chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.