Bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng BHYT tự nguyện

Bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện như thế nào? rất nhiều người lao động không nắm được thông tin khi muốn tham gia BHXH tự nguyện. Bài viết dưới đây Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về BHYT tự nguyện.

BHYTTN và mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

1. Bảo hiểm y tế tự nguyện

Bảo hiểm y tế được phân ra làm 2 loại là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Những ai không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ được phép tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì? 

Là hình thức bảo hiểm y tế được tổ chức do Nhà nước tổ chức thực hiện cùng các cơ quan có trách nhiệm khác theo quy định của Pháp luật. BHYT tự nguyện được mọi người tham gia một cách tự nguyện, không ép buộc, được thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe, chữa trị tốt nhất khi đau ốm, bệnh tật, giảm đi gánh nặng về chi phí điều trị bệnh. 

Bảo hiểm y tế tự nguyện đảm bảo 5 nguyên tắc của bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
  • Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu.
  • Mức hưởng được tính theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng của người tham gia BHYT.
  • Quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
  • Quỹ BHYT được nhà nước bảo hộ, được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi.

2. Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào? Theo quy định của Pháp luật từ ngày 01/01/2016 trở đi, người dân tham gia BHYT tự nguyện bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Mức đóng BHYT tự nguyện là mức đóng khi tham gia BHYT hộ gia đình và được tính theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 (sửa đổi bổ sung Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế) như sau:

  • Mức đóng người thứ nhất: đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở.
  • Mức đóng: người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
  • Mức đóng từ người thứ năm trở đi: đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

Như vậy, khi mức lương cơ sở tăng lên mức 1,6 triệu đồng/tháng thì mức đóng sẽ là:

  • Người thứ nhất đóng: 1.600.000 x 6% = 96.000 đồng/tháng.
  • Người thứ 2 đóng: 96.000 x 70% = 67.200 đồng/tháng.
  • Người thứ 3 đóng: 96.000 x 60% = 57.600 đồng/tháng.
  • Người thứ 4 đóng:  96.000 x 50% = 48.000 đồng/tháng.
  • Người thứ 5, 6,7 đóng: 96.000 x 40% = 38.400 đồng/ tháng.

Theo quy định tại Điều 15, Luật Bảo hiểm y tế (được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2014) phương thức đóng BHYT của hộ gia đình được quy định theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ BHYT.

3. Mức hưởng khi tham gia BHYT tự nguyện

Mức hưởng khi tham gia BHYTTN (tương ứng với các đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình) được tính như sau:

Trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến:

  • Hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
  • Hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
  • 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc đối với các đối tượng khác.

Mức hưởng BHYTTN là 100% nếu đóng đủ 5 năm liên tục.

Trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến:

Người bệnh tự đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định như khám chữa bệnh đúng tuyến và theo tỉ lệ như sau: 

  • Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
  • Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước.
  • Hưởng như đối với trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến trong trường hợp là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

Lưu ý: Từ ngày 01/01/2021 tất cả bệnh nhân tham gia BHYT tự nguyện khi điều trị nội trú trái tuyến sẽ được hưởng quy định như điều trị đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

Tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện giúp bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, mọi người sẽ được chăm sóc sức khỏe tốt hơn đặc biệt là vùng nông thôn và vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn. Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo đường dây nóng 1900558873 hoặc 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết liên quan

2 Trả lời “Bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng BHYT tự nguyện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.