Bảo hiểm thất nghiệp khi mang thai được quy định như thế nào? Có nhiều trường hợp người lao động người lao động đang mang thai đến kỳ cuối thai kỳ thì nghỉ việc. Vậy, người lao động có vừa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lại vừa được hưởng chế độ thai sản hay không? Bài viết sau BHXH điện tử eBH sẽ làm rõ vấn đề này?
Điều kiện hưởng BHTN và điều kiện hưởng chế độ thai sản
Người lao động khi mang thai nghỉ việc vẫn có thể hưởng BHTN theo quy định của Pháp luật nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng BHTN.
Điều kiện hưởng chế độ BHTN:
Căn cứ theo Điều 49, Mục 3 của Luật Việc Làm, người lao động sẽ được nhận BHTN nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Hoặc đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 43 của Luật này.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định.
Pháp luật không quy định người được hưởng BHTN là người không mang thai. Vì vậy, người mang thai vẫn có thể hưởng BHTN khi đáp ứng đủ điều kiện hưởng.
Có được hưởng BHTN khi hưởng trợ cấp thai sản
Bảo hiểm thất nghiệp khi mang thai bao gồm cả trường hợp vừa được hưởng BHTN vừa được hưởng chế độ thai sản.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Căn cứ theo Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Lao động nữ mang thai;
- b) Lao động nữ sinh con;
- c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- d) Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
- đ) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
- e) Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
Quốc hội cũng quy định người lao động thuộc các trường hợp trên phải tham gia BHXH như sau:
- Người lao động quy định tại các Điểm b, c và d phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Căn cứ theo điều kiện hưởng chế độ thai sản và điều kiện hưởng BHTN thì chế độ thai sản dành cho người lao động và trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động là hai chế độ riêng biệt. Do đó, người lao động vẫn có thể nhận BHTN khi mang thai. Khi sinh con người lao động vẫn có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản.
Trên đây là chia sẻ đến từ BHXH điện tử eBH về bảo hiểm thất nghiệp khi mang thai. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho người lao động và quý doanh nghiệp. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm người lao động vui lòng liên hệ số điện thoại 1900558873 hoặc 1900558872 để được hỗ trợ tốt nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nào?
- Không nhận bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?
- Nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Nghỉ việc bao lâu thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
- Người lao động nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
- Nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở đâu?